Trước những cơ hội và khó khăn, thách thức nêu trên, nhằm định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn 2006-2010, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2010 như sau:
3.2.1 Quan điểm có tính nguyên tắc về phát triển dịch vụ ngân hàng
Trước hết phát triển dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn trước mắt phải nhằm thực hiện được mục tiêu, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2010. Cụ thể, phát triển các dịch vụ ngân hàng cần chú trọng:
- Tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng, mở cửa thị trường tài chính trong nước và tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
- Bảo đảm an toàn và hiệu quả hoạt động của từng tổ TCTD cũng như cho toàn bộ hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế.
- Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng phải là quá trình hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời chủ động mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực tài chính, quản lý của TCTD.
- Phát triển dịch vụ ngân hàng là nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các TCTD và là mục tiêu trong chính sách quản lý, giám sát của NHNN. Các TCTD cần chủ động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trường, không trái với pháp luật và phù hợp với năng lực của TCTD. Liên
kết và hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, kinh doanh dịch vụ ngân hàng, nhất là các dịch vụ ngân hàng mới là cơ sở để nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế và cải thiện năng lực cung ứng dịch vụ của toàn hệ thống ngân hàng.
- Chích sách phát triển dịch vụ ngân hàng phải hướng tới mở rộng khả năng “cung” dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng, đồng thời góp phần kích “cầu” về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống TCTD Việt nam trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở bảo đảm:
(i) Một môi trường hoạt động ngân hàng thông thoáng, an toàn và hấp dẫn; (ii) Khuôn khổ thể chế hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế;
(iii) Uy tín và thương hiệu của TCTD; (iv) Nhân lực có trình độ cao
(v) Công nghệ kỹ thuật hiện đại
(vi) Quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế; (vi) Tài chính của tổ TCTD lành mạnh;
Trong đó, công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin là nền tảng phát triển dịch vụ ngân hàng mới và khuôn khổ thể chế phải trở thành tiền đề để góp phần quan trọng bảo đảm dịch vụ ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả.
3.2.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, trong đó đặc biệt coi trọng dịch vụ huy động vốn, cung ứng tín dụng, dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị gia tăng cho các TCTD, khách hàng và nền kinh tế. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế; phát triển nông nghiệp nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mực tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010. Ưu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng
cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả kinh tế cao (bảo đảm cân bằng lợi nhuận và rủi ro) và có khả năng đem lại giá trị gia tăng cao cho bản thân người sử dụng dịch vụ và cho TCTD, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng với trọng tâm là kiểm soát hữu hiệu chất lượng tín dụng và các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, các nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Từng bước đa dạng hóa nguồn thu và cơ cấu thu nhập của các TCTD theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, dịch vụ tài chính phi ngân hàng.
Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các TCTD, giữa các TCTD với các tổ chức không phải là TCTD trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, chuyển giao công nghệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trường. Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, gắn kết chặt chẽ tín dụng với phi tín dụng; giữa dịch vụ ngân hàng với dịch vụ tài chính phi ngân hàng để khai thác có hiệu quả hiệu quả năng lực công nghệ, nhân lực và quản trị của các TCTD, cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế và với giá hợp lý, đồng thời quản lý có hiệu quả chi phí hoạt động và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng có hiệu quả các tài sản. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng Việt nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Từng bước tự do hóa gia nhập thị trường và khuyến khích các TCTD cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ công nghệ, uy tín, thương hiệu thay vì dựa chủ yếu vào giá cả dịch vụ và mở rộng mạng lưới.
Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt nam trên thị trường tài chính quốc tế. đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt nam phấn
đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một số dịch vụ.
Một số chỉ tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006- 2010
- Tăng trưởng huy động vốn bình quân từ 18 đến 20%/năm - Tăng trưởng tín dụng bình quân từ18 đến 20%/năm
- Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động từ 33 đến 35% - Tăng trưởng doanh số thanh toán qua ngân hàng bình quân từ 25 đến 30%/năm - Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn trên tổn dư nợ tín dụng từ 40 đến 42% - Tỷ trọng nợ xấu trong tổn dư nợ tín dụng đến 2010 từ 5 đến 7%
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến 2010 đạt 8%