1. Khả năng thanh toán 2.60 63 63 33 2.Khả năng thanh toán nhanh460.96230
2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan
Thứ nhất, Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước, các viện quy hoạch phát triển cần công bố một cách rộng rãi, công khai các quy hoạch phát triển đất nước, phát triển vùng, phát triển ngành, địa phương và theo từng thời kỳ. Ngân hàng sẽ dựa trên những quy hoạch này để phân bổ tín dụng cho phù hợp vừa đảm bảo nhu cầu vốn củadoanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, vừa đảm bảo lợi ích của ngân hàng.
Thứ hai, Nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo dựng môi trường đầu tư ổn định phát triển. Đây là điều kiện quan trọng để giảm thiểu rủi ro của dự án.
Thứ ba, Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách phát triển kinh tế hợp lý, tránh những biến cố đột biến có thể xảy ra như lạm phát tăng quá cao, nguồn cung
cấp nguyên nhiên vật liệu không ổn định…làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các dự án.
Thứ 4, Nhà nước cần yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán, kế toán, phải thực hiện chế độ kiểm toán độc lập đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cán bộ thẩm định khi xác minh tình hình tài chính doanh nghiệp.
Thứ 5, Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và kiên quyết giải thể những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư.
Thứ 6, Nhà nước cần phải tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hoá những thủ tục hành chính rườm rà, gây tốn kém thời gian, chi phí không cần thiết.
Thứ 7, Đề nghị các bộ ngành có liên quan như bộ công nghiệp, bộ xây dựng, bộ tài nguyên môi trường… nhanh chóng hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành mình. Đồng thời các bộ trên phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ với ngân hàng trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án.