Những điều cần ghi nhớ khi lập dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà (Trang 51 - 90)

II. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án

3. ts gi i pháp khác cho công tác pd án ậự

4.2. Những điều cần ghi nhớ khi lập dự án

Trước khi nạp dự án hoàn tất, người soạn thảo và trình bày dự án cần

Bản thân công việc

Ấn định mức lương Thị trường lao động

- Lương trên thị trường lao động.

- Chi phí sinh hoạt - Xã hội

- Nền kinh tế - Luật pháp

Bản thân nhân viên

- Mức hoàn thành công việc - Thâm niên

- Kinh nghệm

- Thành viên trung thành - Tiềm năng của nhân viên

Môi trường Công ty

- Chính sách - Bầu văn hoá - Cơ cấu tổ chức - Khả năng chi trả

phải đánh giá lại việc lập lịch trình dự án qua 20 câu hỏi cần ghi nhớ sau đây: 1) Lý do để hình thành dự án có được nêu lên rõ ràng hay không? 2) Dự án có đaps ứng được mục tiêu đã đề ra hay không?

3) Dự án có dễ hiểu đối với những người đọc dự án hay không? 4) Dự án có bao quát đề tài một cách quá rộng không?

5) Các thông tin cần thiết cho dự án có được trình bày đầy đủ không? 6) Phần tóm tắt dự án có gọn không? Có rõ ràng không? Có cung cấp

những kết quả, kết luận và đề nghị quan trọng không? Có phải là tóm tắt trung thực của toàn bộ dự án không?

7) Có quá nhiều chi tiết trong phần thuyết minh chính của dự án không?

8) Các tính toán kỹ thuật của dự án có được thực hiện một cách chính xác không?

9) Những giả định quan trọng và mức độ chính xác của những giả định này có được nêu lên không?

10) Những kết luận và đề nghị đối với việc chấp thuận dự án có giá trị xác đáng không?

11) Những số liệu, dẫn chứng để bảo vệ các kết luận và kiến nghị, có giá trị thuyết phục những người xét duyệt dự án không?

12) Những số liệu nghiên cứu và các tài liệu tham khảo có liên quan đến dự án có được xem xét kỹ lưỡng không?

13) Bố cục dự án có được sắp xếp hợp lý không?

14) Các hành văn có rõ ràng và tạo tính thuyết phục không? 15) Bản thảo có được xem xét và hiệu đính cẩn thận không? 16) Các phụ đính của dự án có đầy đủ hay không?

17) Các bảng , biểu đồ, hình ảnh trình bày sạch sẽ, dễ đọc không? 18) Dự án đã được kiểm tra lại sau khi đánh máy hay in ấn chưa?

hình thức của dự án hoàn chỉnh chưa?

20) Cuối cùng là dự án đã sẵn sàng đệ nạp đúng hạn cho các nơi mà dự án cần đệ nạp chưa?

KẾT LUẬN

Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng có những biến chuyển tích cực, tiêu chí hội nhập quốc tế không còn là vấn đề xa lạ. Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục chủ trương đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập cùng các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Những cơ hội thuận lợi đang mở ra trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam về cả tiềm năng thị trường rộng lớn lẫn sự hợp tác đa phương diện.

Thông qua tìm hiểu thực tế thực trạng công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà, trên cơ sở những kết quả đã đạt được ta có thể thấy các cán bộ trong Phòng Dự án đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác của mình. Song, vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót.

Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi trong thời gian tới cần có giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác tư vấn lập dự án về cả hình thức lẫn nội dung, tạo được uy tín cho công ty trong lĩnh vực này. Đây là một bước đi rất cần thiết giúp Công ty có thể hoà chung vào đà phát triển và hội nhập của đất nước cũng như sự phát triển của quốc tế, có thể đứng vững trong cơ chế thị trường như hiện nay.

PHỤ LỤC

Nghiên cứu tình huống cụ thể lập dự án xây dựng công trình

“Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng” tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà

1. Khái quát về dự án đầu tư

1.1. Khái quát về dự án đầu tư

- Tên dự án: Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo Hoà Hưng

- Địa điểm xây dựng: Xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

- Diện tích triển khai dự án: 3.961,26m2

- Tổng vốn đầu tư dự án: 8.409.580.000 đ

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất Hoà Hưng. (Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102003024 do phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 23/07/2001 cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và sản xuất Hoà Hưng. Đăng ký thay đổi ngày 27 tháng 05 năm 2005).

2. .Sự cần thiết phải đầu tư

2.1. Những căn cứ pháp lý để lập dự án

- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Căn cứ Quy hoạch chi tiết huyện Đông Anh tỷ lệ 1/5000 (Phần quy hoạch sử dụng đất và giao thông) đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 106/2000/QĐ-UB ngày 12/12/2000.

- Căn cứ Công văn số 1167/UB-NNĐC ngày 21/04/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất

Hoà Hưng xin sử dụng đất tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh để xây dựng Trung tâm đào tạo nghề.

- Căn cứ Công văn số 1052/UB-NNĐC ngày 05/04/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng xin ứng kinh phí giải phóng mặt bằng.

- Căn cứ Công văn số 314/CV-UB ngày 29/6/2004 của UBND huyện Đông Anh về việc đề nghị tạm giao đất cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh.

- Căn cứ Công văn số 682/KH&ĐT-TĐ ngày 19/5/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội.

- Căn cứ Công văn số 1189/SGD&ĐT ngày 23/6/2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng lập dự án dạy nghề.

- Căn cứ Công văn số 1234/LĐTBXH-QLĐTN ngày 21/12/2004 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội về dự án xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng.

- Căn cứ bản đồ đo đạc hiện trạng khu đất dự kiến xây dựng tỷ lệ 1/500 tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội do Công ty Khảo sát đo đạc Hà Nội - Sở Địa chính nhà đất lập tháng 11 năm 2003.

- Căn cứ bản vẽ xác định chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 (bản vẽ CGĐĐ) do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập ngày 15/12/2003, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận ngày 18/12/2003.

- Căn cứ Công văn trả lời số liệu hạ tầng kỹ thuật hạ tầng khu đất xây dựng số 623/VQH-X4 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cấp ngày 19/12/2003.

- Căn cứ Công văn số 779/QHKT-P2 ngày 30/5/2006 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về việc Quy hoạch mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội.

- Căn cứ Công văn số 627/CV/ĐLHN/Đ8-KT ngày 28/6/2006 của Điện lực Đông Anh về việc xin thỏa thuận cung cấp điện cho DADT xây dựng Trung tâm Đào tạo nghề Hoà Hưng.

- Căn cứ Công văn số 246/CV-DA/PC23 (TM) ngày 04/7/2006 của Công an Thành phố Hà Nội về việc thoả thuận phòng cháy chữa cháy của dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng.

- Căn cứ Công văn số 423/CV-UB ngày 18/7/2006 của UBND huyện Đông Anh về việc thoả thuận thoát nước dự án Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng.

- Căn cứ Công văn số 227/KDNS2 ngày 19/7/2006 của Công ty kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội về việc thoả thuận cấp nước cho dự án Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng xã Vân Nội – huyện Đông Anh – Hà Nội.

- Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 3978 - 1984 về tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông.

- Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 5713 - 1993 về tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông cơ sở.

- Căn cứ tiêu chuẩn TCXD 204 - 1998 về bảo vệ công trình xây dựng - phòng chống mối cho công trình xây mới.

- Căn cứ các văn bản, quy phạm khác hiện hành.

2.2. Sự cần thiết phải đầu tư

2.2.1. Thực trạng và nhu cầu của thị trường lao động

Với dân số gần 80 triệu người (số liệu báo lao động tháng 12 năm 2000), tiềm năng lao động của Việt nam vô cùng dồi dào (80% đang ở độ tuổi lao động - Kết cấu dân số trẻ).Tuy nhiên, cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý. Khu vực sản xuất nông nghiệp tập chung tới hơn 67% dân số trong độ tuổi lao động nhưng khối lượng sản phẩm làm ra lại chưa cao (khoảng 20% tổng

thu nhập quốc dân). Khu vực công nghiệp, dịch vụ đóng góp hơn 80% trong tổng GDP cả nước lại thiếu trầm trọng đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại của thế giới. Theo số liệu thống kê năm, số lao động Việt nam đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 6% tổng dân số (xấp xỉ bằng 12% tổng số lao động). So với các nước khu vực, đây là tỷ lệ còn phải điều chỉnh rất nhiều. Và trong chiến lược phát triển đến năm 2005 ngành giáo dục và đào tạo đang đặt ra mục tiêu đưa tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề từ 18-19%, trong đó lao động đã qua đào tạo nghề của ngành công nghiệp phải đạt mức 32%.

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hoá khá, có khả năng tích luỹ kỹ thuật nhanh. Trong khi đó, giá nhân công ở nước ta rất rẻ so với rất nhiều nước khác, đây là một lợi thế cạnh tranh không thể phủ nhận.

Bảng đơn giá lao động bình quân của một số nước trong khu vực:

Quốc gia Đơn giá lao động bình quân (USD/h)

Việt Nam 0.24

Thái Lan 1.18

Malaysia 0.32

Singapore 3.16

(Nguồn: Niên giám thống kê 2001)

* Đặc biệt đối với ngành công nghiệp thông tin, ngoại ngữ là một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm vừa khắc phục sự thiếu hụt trước mắt, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực cho kế hoạch đầu tư phát triển lâu dài. Theo dự kiến đến năm 2005, nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin là khoảng 2 triệu kỹ sư và đến 2010 nhu cầu này sẽ là 4 triệu lao động.

Hiện nay tính trên cả nước có 215 trường dạy nghề công lập, 162 trung tâm dạy nghề địa phương. Tuy nhiên, các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề này do cơ sở vật chất còn lạc hậu, ngành nghề đào tạo chưa thích ứng với nhu cầu thị trường, công tác hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động còn nhiều bất cập nên không đáp ứng được yêu cầu đặt ra từ

phía người lao động cũng như yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.2.2. Mục đích của dự án:

- Tạo nguồn nhân lực cho địa phương trong các lĩnh vực tin học và ngoại ngữ… đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động của nước ta trong thời kỳ đổi mới: người lao động phải có trình độ, tay nghề chuyên môn cao và kỹ năng giao tiếp tốt.

- Kết hợp giữa đào tạo cho người lao động với hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm của doanh nghiệp, nhằm tạo một địa chỉ đào tạo, hướng nghiệp và cung ứng lao động có chất lượng lao động, uy tín trên địa bàn huyện Đông Anh cũng như các tỉnh, thành trên toàn quốc.

III. căn cứ xác định quy mô đầu tư

3.1. Cơ sở xác định quy mô nhà trường

1- Căn cứ vào hiện trạng, diện tích khu đất được giới thiệu.

2- Căn cứ vào đặc điểm dân cư và sự phát triển trong các năm tiếp theo.

3- Căn cứ vào Tổng số học sinh, giáo viên hiện nay và dự kiến trong giai đoạn tiếp theo.

4- Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành:

- Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 3978-1984 về tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông.

- Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 5713-1993 về tiêu chuẩn thiết kế phòng học phổ thông cơ sở.

4. Tổ chức quản lý và hoạt động của dự án

4.1. Tổ chức quản lý

4.1.1 Mô hình tổ chức quản lý

4.1.2. Cơ cấu chức năng của bộ máy quản lý

Bảng : Bảng nhân sự, lương dự kiến:

PHÒNG KẾ TOÁN BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,DẠY NGHỀ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TUYỂN SINH VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN PHÒNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BAN TIN HỌC BAN NGOẠI NGỮ

Nhân sự Mức lương trung bình (VND/tháng Phụ cấp trách nhiệm (VND/tháng) Tổng thu nhập trung bình (VND/tháng) Số lượng (người) Tổng số (VND) Bộ phận quản lý, hành chính Giám đốc 2.000.000 500.000 2.500.000 01 2.500.000 Phó giám đốc 1.800.000 300.000 2.100.000 02 4.200.000 Trưởng phòng 1.200.000 200.000 1.400.000 03 4.200.000 Kế toán trưởng 1.500.000 300.000 1.800.000 01 1.800.000 Bộ phận giảng viên, nhân viên Cán bộ phòng ban, nhân viên kế toán 1.000.000 1.000.000 08 8.000.000 Giảng viên 1.200.000 1.200.000 13 15.600.000 Công nhân viên 600.000 600.000 05 3.000.000

Tổng tiền lương phải trả 01 tháng: 39.300.000 đồng/tháng Tổng tiền lương phải trả 01 năm: 471.600.000 đồng/ năm

4.1.3. Đào tạo, tuyển dụng lao động

a. Đào tạo, tuyển dụng cán bộ phòng ban:

Đây là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Trung tâm nên đòi hỏi phải có hiểu biết chuyên môn, trình độ quản lý. Trình độ quản lý của cán bộ tuyển dụng mới được đánh giá dựa trên:

+ Việc xem xét hồ sơ, lý lịch.

+ Qua phỏng vấn và thi tuyển do bộ phận hành chính tổ chức.

b. Đào tạo, tuyển dụng giảng viên:

Tất cả các giảng viên dạy nghề, dạy tin học và ngoại ngữ khi được tuyển dụng vào bất cứ vị trí nào đều được kiểm tra, đánh giá ban đầu về năng lực, trình độ để có kế hoạch đào tạo chuyên ngành thích ứng với hoạt động

đặc thù của Trung tâm. Đồng thời, Trung tâm cũng xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động và mặt kỹ năng, trình độ.

c. Chính sách nhân sự:

Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng trong hoạt động tuyển và sử dụng lao động cam kết tuân thủ theo đúng pháp luật và quy chế về lao động do Nhà nước Việt Nam ban hành. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ đảm bảo một chế độ tiền lương, chế độ thưởng, BH y tế, BHXH, phụ cấp lao động hợp lý.

Để người lao động hoạt động có kỷ luật,có hiệu quả, Ban lãnh đạo Trung tâm sẽ ban hành quy chế, nguyên tắc khen thưởng,kỷ luật rõ ràng và nghiêm túc tổ chức thức hiện.

4.2. Hoạt động của dự án

4.2.1. Kế hoạch đầu tư, xây dựng dự án

a. Dự kiến bắt đầu kết thúc công trình vào quý IV năm 2007, và đưa vào hoạt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà (Trang 51 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w