Một số hạn chế trong quá trình phát triển dịch vụ NHĐT ở các ngân hàng tại Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng TM ở Bình Dương (Trang 48 - 50)

kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp (cao su, tiêu…) và chăn nuôi (heo, gà…), người nông dân giao dịch với ngân hàng nhiều, tuy nhiên những người nông dân này phần lớn có trình độ thấp, họ không sẵn sàng tiếp cận những phương thức giao dịch mới, họ e ngại sự thay đổi và phức tạp.

- Khách hàng vốn đã quen với các nghiệp vụ giao dịch truyền thống, nhiều khách hàng muốn trực tiếp giao dịch với nhân viên Ngân hàng để có thể được diễn giải dễ dàng hơn, thông tin lấy trên mạng không thể đầy đủ như một nhân viên chuyên trách của Ngân hàng.

- Nhiều khách hàng chưa hiểu lắm về những dịch vụ mới này hoặc chưa quen làm việc trên mạng nên không thích tham gia sử dụng vì những giao dịch với Ngân hàng bao giờ cũng gắn liền với tài sản, tiền bạc, cũng như cơ hội kinh doanh của họ nên họ luôn muốn sự chắc chắn, an toàn cho mình, không muốn mạo hiểm vào cái mới, chưa phổ biến.

- Khách hàng chưa tin tưởng lắm vào sự an toàn, bảo mật của dịch vụ NHĐT, họ e ngại vì không thể biết hệ thống bảo mật của ngân hàng tốt đến đâu, có thể giữ bí mật những thông tin về tài khoản hay những giao dịch của họ hay không.

2.4.2.5. Những khó khăn, vướng mắt từ nền kinh tế:

- CNTT-TT ở nước ta đã có được sự phát triển nhanh chóng, tuy nhiên quy mô và chất lượng của TMĐT nước ta còn thấp và phát triển chậm. Chúng ta chưa có hệ thống TMĐT đủ mạnh để cung cấp tất cả các hàng hóa dịch vụ trên mạng, tạo tiền đề cho dịch vụ NHĐT phát triển.

- Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và bán hàng chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng còn rất ít. Các ngân hàng chưa có sự chú trọng trong việc liên kết với các cơ sở chấp nhận thẻ.

- Sự tồn tại những vấn đề trong quan hệ kinh tế như nạn gian lận thương mại, trốn thuế, khai khống để hưởng thuế giá trị gia tăng, tình trạng nhũng nhiễu, tham ô, tham nhũng…cũng là một mặt hạn chế sự phát triển của dịch vụ NHĐT.

2.5. Một số hạn chế trong quá trình phát triển dịch vụ NHĐT ở các ngân hàng tại Bình Bình

Dương:

Tiến trình phát triển ngân hàng điện tử ở Bình Dương đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó còn có những hạn chế như:

- Thiếu sự tuyên truyền phổ biến để mọi người biết đến các sản phẩm, dịch vụ và hiểu rõ cách thức sử dụng cũng như những tiện ích mà những sản phẩm dịch vụ NHĐT mang lại. (rút ra

từ kết quả khảo sát lý do chưa sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng trong đó lý do trên chiếm đến 66,7%)

- Chất lượng dịch vụ NHĐT còn chưa thoả mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn. Việc gửi tiền mặt vào tài khoản, việc đăng ký sử dụng dịch vụ… còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng, hoặc các dịch vụ ngân hàng điện tử chất lượng cao hơn như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, dịch vụ địa ốc, cho thuê tài chính… còn chưa được phát triển.

- Các ngân hàng với mạng lưới rộng cung ứng dịch vụ đến các bộ phận dân cư, tuy nhiên nhiều phòng giao dịch hay các ngân hàng cấp huyện vẫn chưa cung ứng hoặc chỉ cung ứng một phần các dịch vụ, một số dịch vụ vẫn chỉ được thực hiện tại ngân hàng tỉnh.

- Bản thân các dịch vụ cũng chưa được đa dạng, các sản phẩm dịch vụ truyền thống vẫn là phổ biến, thu nhập từ hoạt động dịch vụ NHĐT vẫn còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh đó, tính tiện ích của dịch vụ còn hạn chế. Đơn cử như dịch vụ thẻ, khách hàng muốn gửi tiền vào tài khoản vẫn phải đến trực tiếp ngân hàng (trừ ngân hàng Đông Á), thẻ ATM ở đa số các ngân hàng chỉ dừng lại ở chức năng rút tiền, các chức năng, tiện ích khác vẫn chưa được triển khai hoặc triển khai còn rất chậm.

- Các hệ thống NHĐT của các ngân hàng còn phát triển tương đối độc lập, chưa có sự phối hợp, liên thông cần thiết nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của dịch vụ mới này.

- Qua khảo sát các nhân viên ngân hàng ở Bình Dương, chúng tôi nhận thấy rằng nhân viên của các ngân hàng vẫn chưa nắm bắt đầy đủ và chưa hiểu rõ những dịch vụ mà ngân hàng mình cung cấp, chỉ những bộ phận liên quan đến dịch vụ này thì mới hiểu rõ. Điều này đã góp phần làm giảm mạng lưới tuyên truyền, phổ biến các dịch vụ đến với người dân.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã mô tả cho chúng ta thấy được tình hình phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử ở tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây. Nhìn chung, ở Bình Dương các dịch vụ này vẫn chưa được đầu tư phát triển đúng mức, số lượng người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử còn rất ít, việc quảng bá tuyên truyền vẫn chưa được các ngân hàng thực hiện tốt. Bên cạnh đó, trong chương này cũng đã phân tích những thuận lợi và khó khăn mà Bình Dương đang phải đối mặt trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, thông qua đó cùng với phần khảo sát khách hàng và ngân hàng làm nền tảng để giúp chúng ta đề xuất những giải pháp cụ thể ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng TM ở Bình Dương (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w