Do công nghệ còn lạc hậu, các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Phone banking, Internet banking, Home banking chưa được triển khai trên địa bàn Do đó,

Một phần của tài liệu Giải pháp để mở rộng tín dụng và dịch vụ cho các Ngân hàng thương mại TP.Cần Thơ (Trang 39 - 41)

banking, Internet banking, Home banking...chưa được triển khai trên địa bàn. Do đó, hệ thống thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập, khách hàng đến giao dịch như: Mở L/C nhập khẩu, tu chỉnh L/C, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế...phải đi lại nhiều lần và tốn nhiều thời gian chờ đợi để nhận hồ sơ, chứng từ về nhập khẩu.

* KẾT LUẬN CHƯƠNG II: Qua phân tích thực trạng lợi thế cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam so với các Ngân hàng nước ngoài, và thực trạng hoạt động tín dụng & dịch vụ của các NHTM TP Cần Thơ cho thấy các NHTM Việt Nam nói chung và các NHTM Cần Thơ nói riêng còn một số hạn chế trong hoạt động tín dụng & dịch vụ so với các Ngân hàng nước ngoài khi hội nhập kinh tế. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để mở rộng tín dụng và dịch vụ, khắc phục những hạn chế nâng cao sức cạnh tranh cho các Ngân hàng thương mại thành phố Cần Thơ là hết sức cần thiết khi hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm giữ vững và tăng trưởng thị phần tín dụng – dịch vụ trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế TP.Cần Thơ ngày càng phát triển.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG & DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ

Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, mở rộng tín dụng & dịch vụ sẽ giúp cho ngân hàng chiếm lĩnh được thị trường, sử dụng tối ưu nguồn vốn đã huy động, phân tán được rủi ro, ngân hàng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận, phát triển thành những tập đoàn tài chính.

Mở rộng tín dụng & dịch vụ ngân hàng là việc làm hết sức cần thiết đối với sự phát triển của NHTM nhưng việc mở rộng phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thành phố, định hướng phát triển của đất nước, thực trạng hoạt động và nguồn vốn huy động trên địa bàn .

3.1 Chủ trương định hướng mở rộng hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ: trên địa bàn thành phố Cần Thơ:

Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định“ Đồng bằng sông Cửu Long với thế mạnh là vùng sản xuất lương thực, rau qủa hàng hóa lớn nhất của cả nước, cần tập trung tăng nhanh diện tích gieo trồng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đi đôi với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản xuất khẩu và dịch vụ, tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển và hoàn thiện mang lưới giao thông thủy bộ, các khu công nghiệp trọng điểm, phát triển công nghiệp may mặc, dệt, da giầy, chế biến thức ăn gia súc, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất...” đây sẽ là các ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực cho toàn vùng ĐBSCL phát triển .

Theo nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 17/02/2005 về xây dựng và phát triển TP.Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có nêu rỏ là phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tập trung cho nông nghiêp và phát triển nông thôn; Phát triển đô thị có định hướng trên cơ sở phát triển nông thôn bền vững, xây dựng nhiều thương hiệu đặc sản nông nghiệp của thành phố; Tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp quan trọng vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại; Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, các ngành dịch vụ, du lịch, tài chính - tiền tệ và kinh tế đối ngoại ...để từng bước trở thành trung tâm dịch vụ lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Do đó việc phát triển và mở rộng tín dụng & dịch vụ của các NHTM trên địa bàn TP.Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay là phải xoay quanh định hướng phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa của thành phố, chú trọng đầu tư vào lãnh vực nông

và nhỏ hoạt động trong lãnh vực công nghiệp nhẹ, giày da, may mặc, thủy sản, chế biến nông sản …tăng cường huy động vốn, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển dịch vụ Ngân hàng từng bước nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM TP.Cần Thơ.

3.2/ Các giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng:

3.2.1/ Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động để mở rộng tín dụng: * Giải pháp về lãi suất: * Giải pháp về lãi suất:

Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn hiện có trong các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác...Kinh nghiệm của các nước thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế, mà trước hết là huy động vốn bằng công cụ lãi suất chỉ phát huy được hiệu lực của nó đối với việc huy động vốn trong điều kiện tiền tệ ổn định, giá cả ít biến động hay nói cách khác là lạm phát ở mức vừa phải và không biến động thất thường. Hiện nay, huy động vốn ở các Ngân hàng thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn, sự tăng giá ở hầu hết các mặt hàng khiến cho đồng Việt Nam bị mất giá, lãi suất tiền gửi lại đồng loạt giảm so với năm 2003 (chênh lệch từ 0,05% - 0,1%) nên dẫn đến tình trạng người dân thi nhau rút tiền gửi để mua ngoại tệ và vàng tích lũy. Bên cạnh đó, lãi suất tín phiếu, trái phiếu kho bạc, công trái giáo dục lại ổn định và cao hơn lãi suất tiền gửi Ngân hàng. Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc cạnh tranh khuyến mại là cần thiết nhưng chưa đủ, phải chiêu thị với thế mạnh, mà trước hết là toàn ngành ngân hàng phải thực sự lành mạnh, hoạt động bình ổn. Chữ tín của ngân hàng rất quan trọng, tạo được lòng tin của nhân dân là điều kiện bảo hiểm vốn tiền gửi rất hữu hiệu.

Do đó, cần thiết sử dụng một chính sách lãi suất hợp lý để vừa đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, vừa kích thích các đơn vị tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Để cho công cụ lãi suất phát huy được vai trò tác dụng của mình trong cơ chế thị trường, chính sách lãi suất cần thiết tiếp tục xử lý theo hướng sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp để mở rộng tín dụng và dịch vụ cho các Ngân hàng thương mại TP.Cần Thơ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)