Các hoạt động khác:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội (Trang 37 - 42)

Ngoài những nghiệp vụ truyền thống trước đây như nhận gửi và cho vay, hiện nay ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng gia tăng các họat động dịch vụ ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng.

+ Về dịch vụ thanh toán, bảo lãnh:

Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin, chất lượng thanh toán được tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã chính thức tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đưa doanh số thanh toán tăng bình quân hàng năm, từ 2005-2007 là 45%, qua đó tăng phí thu dịch vụ cho ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Quân đội đã triển khai nhiều nghiệp vụ bảo lãnh, luôn giữ gìn uy tín, đảm bảo trách nhiệm theo cam kết với khách hàng. Năm 2005 mức thu phí bảo lãnh đạt 12,2 tỷ; năm 2006 mức thu đạt 24 tỷ; năm2007 mức thu đạt 49 tỷ.

+ Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh vốn.

Hoạt động thanh toán xuất nhập luôn có mức tăng trưởng khá. Năm 2005 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 720 triệu USD, số lượng thư tín dụng đạt 1.250 thư. Năm 2006 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 800 triệu USD tăng 11% so với năm 2005, số lượng L/C phát hành nhiều hơn năm 2005 là 350 thư, đạt 1.600 thư tín dụng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, Ngân hàng TMCP Quân đội đã thanh toán và tài trợ thanh toán tổng kim ngạch trên 1.036 triệu USD, bằng hơn 1,3 lần so với cả năm. Hiện Ngân hàng TMCP Quân đội đã có quan hệđại lý với 648 ngân hàng đại lý tại 76 quốc gia. Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân đội được khách hàng vàđối tác đánh giá cao khi hai năm liền được ngân hàng HSBC công nhận là “ Ngân hàng xuất sắc trong dịch vụ thanh toán toàn cầu và Quản lý vốn” và giải thưởng “ Ngân hàng đại lý thanh toán quốc tê và quản lý vốn tốt nhất năm 2005” do Ngân hàng UBOC trao tặng.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có những chuyển biến tích cực vàđạt được những kết quả khích lệ. Năm 2006 thu lãi từ việc kinh doanh ngoại tệđạt 69 tỷđồng trên tổng thu nhập của Ngân hàng Quân đội là 1.266 tỷđồng chiếm 5,4%. Ngân hàng Quân đội tham gia vào việc thanh toán, mua bán ngoại tệ liên Ngân hàng điều này đã dần khẳng định vị thế của Ngân hàng Quân đội trên toàn đất nước.

+ Hoạt động thẻ ATM:

Nhờ việc ứng dụng công nghệ mới về thông tin, chất lượng thanh toán được tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện bảo đảm an toàn, chính xác.

Từ 2002, Ngân hàng TMCP Quân đội đã chính thức tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được nhiều tổ chức kinh tế và tư nhân đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch với Ngân hàng TMCP Quân đội ngày càng tăng, do đó tăng thu phí dịch vụ cho ngân hàng.

Cuối năm 2003, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã cùng với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và 10 ngân hàng cổ phần khác ký thoả thuận hợp tác tham gia vào hệ thống thẻ rút tiền tựđộng (ATM) chung với việc đầu tư hơn 300 máy và mạng lưới thanh toán trên cả nước. Loại thẻ thanh toán này đã chính thức sử dụng trong quý II năm 2004, với nhiều tiện ích như: Rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hoáđơn mua bán hàng hoá dịch vụ, thanh toán cước phíđiện thoại di động trả sau của Viettel, gạch cước cho công ty FPT, ...Đối với dịch vụ thẻ ATM thì Ngân hàng Quân đội cũng đã huy động được lượng tiền gửi tương đối với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

+ Hoạt động đầu tư.

Đây cũng là một mặt hoạt động rất được NHTMCP Quân Đội quan tâm chú trọng. Nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư, phân tán rủi ro, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng, trong thời gian qua, NHTMCP Quân Đội luôn tích cực tìm kiếm những dựán đầu tư hiệu quả. Hoạt động đầu tư của NHTMCP Quân Đội tập trung chủ yếu vào đầu tư vào chứng khoán và góp vốn liên doanh mua cổ phần. NHTMCP Quân Đội đã tham gia góp vốn liên doanh vào các đơn vị như công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông; công ty Cao su y tế; Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng; công ty hoá dầu Quân đội... Các dựán đầu tư của ngân hàng đều mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tếđất nước cũng nhưđa dạng hoá hoạt động và các nguồn thu của ngân hàng.

Chất lượng hoạt động tín dụng luôn được NHTMCP Quân Đội chú trọng. Ngân hàng đã xây dựng hệ thống các quy trình, chính sách tín dụng cũng như các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Việc phân loại, lựa chọn khách hàng được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích ngành nghề kinh doanh vàđịnh hướng của ngân hàng. Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay cũng được đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, nợ quá hạn của ngân hàng luôn ở mức thấp, nhỏ hơn 2% tổng dư nợ.

Ngân hàng cũng đã duy trìđược một số lượng khách hàng truyền thống, có uy tín và thế mạnh trên thị trường như: công ty cổ phần Việt Sáng Tạo, công ty bánh kẹo Thăng Long, công ty cổ phần may Sông Hồng, công ty TNHH ô tô Việt Hùng, công

ty ô tô Việt Anh, công ty tư vấn đầu tư xây dựng Anh Đạt, công ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng Long...

Ho

ạt động của các công ty trực thuộc .

Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC). Thực hiện nghị quyết Đại hội

cổđông vàđược sự chấp thuận của NHNN, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính, NHTMCP Quân Đội đã thành lập công ty chứng khoán Thăng Long vào năm 2000. Mặc dù cũng gặp những khó khăn chung như các công ty chứng khoán khác tại Việt Nam, nhưng với sự nỗ lực của mình, hoạt động của công ty chứng khoán Thăng Long trong những năm vừa qua đã thu được những kết quảđáng ghi nhận. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán cho hàng nghìn lượt khách hàng đầu tư với tổng giá trị giao dich lớn. Đồng thời, công ty còn cung cấp các hoạt động dịch vụ khác như bảo lãnh phát hành trái phiếu, tư vấn đầu tư trái phiếu, quản lí và lưu kí cổ phiếu, cùng với NHTMCP Quân Đội thực hiện hoạt động bổ trợ tạo thuận lợi cho nhàđầu tư.

Công ty quản lí nợ và khai thác tài sản (AMC). Công ty được thành lập vào

tháng 11/2002 với nhiệm vụ là tiếp nhận và quản lí có hiệu quả các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợđể xử lí, thu hồi vốn cho ngân hàng. Ngoài ra, công ty còn thay mặt ngân hàng tham gia quản lí một số dựán. Đến nay, bộ máy tổ chức của công ty đãđi vào hoạt động ổn định và hoàn thiện quy chế hoạt động. Tính đến 31/12/2006, công ty AMC đã góp phần thu hồi được 6.548 tỷđồng nợ quá hạn. Công ty cũng đã thực hiện một số dựán đầu tư như: Dựán khu vui chơi thể thao Khách sạn ASEAN, dựán khu văn phòng và căn hộ cho thuê tại số 8 Chùa Bộc, dựán tại Quảng Ninh, dựán thành lập Công ty cổ phần dịch vụ Vạn Xuân - Nha Trang....

Công ty Quản lý Quỹ (HFM): Công ty Quản lỹ Quỹ Hà Nội Fund được thành

lập và khai trương đi vào hoạt động ngày 29/11/2006 theo giấy phép của Uỷ ban Chứng khoán Hà Nội cấp phép ngày 29/9/2006. Theo đó, Công ty sẽ hoạt động trên các lĩnh vực : Lập và quản lý quỹđầu tư chứng khoán. quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán, đầu tư chứng khoán. Trong thời gian đầu thành lập, Công ty đã tập trung ổn định tổ chức, tuyển nhân sự , thành lập một quỹđầu tư chứng khoán với số vốn ban đầu la 200 tỷđồng. Công ty đã tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư, từng bước tạo dựng hình ảnh trong thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w