Đầu tư sửa chữa, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, công nghệ và

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng (Trang 29 - 33)

3. Hoạt động đầu tư phát triển xét theo các lĩnh vực đầu tư

3.1. Đầu tư sửa chữa, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, công nghệ và

phương tiện vận tải.

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ là một hình thức của hoạt động đầu tư phát triển nhằm thay mới hoặc hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và trang thiết bị, làm tăng năng lực sản xuất cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Để nâng cao năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường khí công nghiệp, công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng luôn chú trọng trong công tác đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ, tăng sản lượng sản xuất và năng suất lao động.

Có bảng tổng hợp vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ và phương tiện vận tải giai đoạn 2002- 2006 như sau:

Bảng 7: Vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư 9.101,46 9.693,57 12.205,51 44.878,69 61.115,70 Tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị 8.701,46 8.289,57 9.770,51 42.045,717 47.537,505 Cho dự án đầu tư 6.921,205 4.501,590 5.524,582 31.100,71 41.386,4 Bổ sung cho sản xuất kinh doanh 1.780,255 3.787,980 4.245,928 10.945,007 6.151,105

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư thiết bị trong tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2002- 2006

Năm Chỉ tiêu

2002 2003 2004 2005 2006

Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100

Tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị

95,61 85,52 80,05 93,69 77,78

- Cho dự án đầu tư 76,04 46,44 45,26 69,30 67,72 - Bổ sung cho sản xuất kinh

doanh

19,57 39,08 34,79 24,39 10,06

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Có thể thấy vốn đầu tư cho thiết bị luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2002- 2006 của công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng. Năm 2002, vốn đầu tư thiết bị chiếm tỷ trọng 95,61% trong tổng vốn đầu tư thực hiện và là mức cao nhất trong cả giai đoạn, năm 2004, vốn đầu tư thiết bị chiếm 80,85% tổng vốn đầu tư thực hiện và là mức thấp nhất trong cả giai đoạn này. Trong tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị qua các năm, thì máy móc đầu tư cho các dự án chiếm tỉ trọng lớn hơn, còn lại là bổ sung cho sản xuất kinh doanh.

Bảng 9: Tốc độ tăng vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2002- 2006

( Đơn vị: %)

Năm Chỉ tiêu

Vốn đầu tư thiết bị 8.701,46 8.289,57 9.770,51 42.045,71 7 47.537,505 Tốc độ tăng liên hoàn -4,73 17,87 330,33 13,06 Tốc độ tăng định gốc -4,73 12,29 383,20 446,32

( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính)

Trong cả giai đoạn 2002- 2006, vốn đầu tư thiết bị đã tăng nhanh, từ 8.701,46 triệu đồng năm 2002 lên tới 47.537,505 triệu đồng năm 2006, tức là đã tăng 446,32%. Vốn đầu tư thiết bị tăng khá ổn định trong cả thời kỳ. Năm 2003, vốn đầu tư thiết bị giảm 4,73% so với năm 2002 (giảm 411,89 triệu từ 8.701,46 triệu đồng xuống còn 8.289,57 triệu đồng), năm 2004 vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ và phương tiện vận tải tăng lên 1.069,05 triệu đồng (tăng 17,87%) so với năm 2003,đạt mức 9.770,51 triệu đồng. Nguyên nhân của hiện tượng suy giảm trong vốn đầu tư thiết bị trong năm 2003 là do trong năm này, công ty chỉ thực hiện đầu tư một số hạng mục đầu tư nhỏ của dự án năm 2002 và đầu tư bổ sung cho sản xuất kinh doanh. Năm 2005, vốn đầu tư thiết bị lại tăng vọt do công ty đã thực hiện

dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, và thi công 1 số công trình lớn. Tổng vốn đầu tư thiết bị năm này là 42.045,717 triệu đồng, tăng 330,33% so với năm 2004. Năm 2006, vốn đầu tư thiết bị lại tăng 13,06% so với năm 2005, và tăng 446,32% so với năm 2002 do công ty triển khai thực hiện tiếp dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w