Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về phòng ngừa,

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng (Trang 26 - 30)

và nâng cao chất lượng tín dụng

* Các chuẩn mực quản lý tín dụng NHTM theo thông lệ Quốc tế .

Với những cam kết đưa ra trong quá trình hội nhập quốc tế về NH, hệ thống NHTM Việt Nam cần thích ứng với các thông lệ quốc tế về hoạt động tín dụng NH, mà cụ thể là của hệ thống quản lý tín dụng CAMELS . Bước đầu có thể thực hiện các chuẩn mực như sau :

+ Thông tin: Các thông tin cần phải chính xác, đúng thời hạn và hoàn chỉnh. Dữ liệu về khoản vay cần thích hợp với hệ thống thông tin quản lý (MIS). Ngân hàng cần có các thông tin cơ bản để giám sát các khoản vay như : văn bản chấp thuận cho vay, ngày cho vay, tổng số cho vay, lãi suất, kỳ hạn, số nợ đã trả, ngày đáo hạn, loại thế chấp và khu vực địa lý, giá trị thế chấp hiện tại, tình hình thanh toán, ngành nghề của người vay, mục đích vay, lịch sử tái cơ cấu nợ, các điều khoản phạt, loại cho vay, xếp loại khoản vay...

+ Về tài sản thế chấp:

- Các quy trình định giá tài sản thế chấp cần phải mang tính chuyên nghiệp. Rất nhiều nước yêu cầu người định giá phải có bằng cấp chuyên nghiệp,

có đăng ký hành nghề với cơ quan có thẩm quyền có bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp và thường xuyên tham dự các khóa đào tạo chuyên môn.

- Ngân hàng cần cập nhật giá trị của tài sản thế chấp vì thị trường luôn biến động, đặc biệt trong trường hợp khoản vay trở thành nợ xấu, lúc này giá trị thực của tài sản thế chấp rất quan trọng trong định hướng xử lý nợ.

+ Phân loại nợ theo tính chất rủi ro : để tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nhờ đó có thể xử lý các tổn thất trong hoạt động ngân hàng.

*Áp dụng các chuẩn mực theo Basel 1: “Những chuẩn mực cơ bản cho hoạt động thanh tra NH có hiệu quả”

Uỷ ban ( UB ) Basel 1 là UB gồm giới chức thanh tra NH được thành lập bởi Thống đốc NHTW của một nhóm 10 nước từ 1975 ( Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh, Mỹ). Đến tháng 6/1996, UB Basel, Quỹ tiền tệ QT, ngân hàng thế giới đã thống nhất “chuẩn mực cơ bản cho hoạt động thanh tra ngân hàng có hiệu quả” được ký tại Basel (một thành phố của Thụy Sĩ).

Basel 1 có 25 chuẩn mực, trong đó có các chuẩn mực về quản lý tín dụng cần chú ý:

- Chuẩn mực 6: Yêu cầu mức vốn tối thiểu của các NH

Mức vốn tối thiểu của một NHTM theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là : - Từ 300 triệu USD đến 500 triệu USD cho một NH loại nhỏ.

- Từ trên 500 triệu USD đến 1 tỷ USD cho một NH loại vừa. - Từ trên 1 tỷ USD cho một NH loại lớn.

Đây là số định lượng gợi ý không mang tính bắt buộc. Nhưng nếu xét trong tương quan giữa mức vốn tự có với tổng tài sản có, tính theo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thì chỉ tiêu này có tính bắt buộc.

Vốn tự có

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = x 100 ≥ 8% Tổng tài sản “có” rủi ro

Trong đó : Tổng tài sản “có” rủi ro là tổng tài sản có được quy đổi theo hệ số rủi ro và được xác định theo công thức sau :

Tổng tài sản “có” rủi ro = ∑ [( TS có nội bảng x Hệ số rủi ro) + (Tài sản có ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro)]

Vốn tự có bao gồm : Vốn tự có cấp I (cơ bản) và Vốn tự có cấp II (bổ sung) trừ đi các khoản khấu trừ khỏi vốn.

Trước đây VTC dùng để xác định tỷ lệ trên chỉ gồm vốn điều lệ (thực tế) và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Nay được tính vào VTC bao hàm cả quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia và nhiều khoản khác (VTC bổ sung)

- Chuẩn mực 7

Cần có sự đánh giá một cách độc lập các chính sách, quy trình và thủ tục của NH, liên quan đến cấp tín dụng và đầu tư cũng như việc quản lý thường xuyên các danh mục tín dụng và đầu tư.

- Chuẩn mực 8

Các NH cần thiết phải đề ra và tuân thủ đầy đủ các chính sách đánh giá chất lượng nợ, dự phòng rủi ro thất thoát tín dụng

- Chuẩn mực 9: Hạn chế xu hướng tập trung vào các khách hàng đơn lẻ hoặc nhóm khách hàng có quan hệ với nhau. Ngân hàng cần thiết lập giới hạn an toàn (bằng % vốn tự có của TCTD) đối với khách hàng đơn lẻ và nhóm khách hàng có liên quan.

Việc mở rộng tín dụng phải được giám sát một cách có hiệu quả, phải có phương pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, đặc biệt kiểm soát các phát sinh từ việc cho vay các khách hàng có mối quan hệ với nhau, các công ty liên kết.

- Chuẩn mực 11: Giám sát và kiểm soát rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi trong các hoạt động cho vay và đầu tư quốc tế, đồng thời duy trì dự trữ phù hợp để phòng ngừa rủi ro.

* Một số điểm mới cơ bản trong Basel 2.

Chuẩn mực Basel 2 về cơ bản vẫn dùng CAMELS như Basel 1, nhưng ngoài yếu tố về rủi ro tín dụng còn thêm các yếu tố về rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động (hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp). Rủi ro thị trường là rủi ro mất mát do sự biến động bất lợi không lường trước của giá cả thị trường gây ra, đó có thể là rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá ngoại hối, rủi ro giá cả cổ phiếu...Còn rủi ro tác nghiệp được định nghĩa là “ Rủi ro mất vốn trực tiếp hay gián tiếp do các qui trình nội bộ không đầy đủ, do con người và các hệ thống hay do các sự kiện từ bên ngoài”.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)