MÔ HÌNH XỬ LÝ NGOÀI

Một phần của tài liệu Đánh giá độ phúc tạp : Giáo trình giải thuật (Trang 90 - 91)

Trong các giải thuật mà chúng ta đã đề cập từ trước tới nay, chúng ta đã giả sử rằng số lượng các dữ liệu vào là khá nhỏ để có thể chứa hết ở bộ nhớ trong (main memory). Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ta muốn xử lý phiếu điều tra dân số toàn quốc hay thông tin về quản lý đất đai cả nước chẳng hạn? Trong các bài toán như

vậy, số lượng dữ liệu vượt quá khả năng lưu trữ của bộ nhớ trong. Ðể có thể giải quyết các bài toán đó chúng ta phải dùng bộ nhớ ngoài để lưu trữ và xử lý. Các thiết

bị lưu trữ ngoài như băng từ, đĩa từ đều có khả năng lưu trữ lớn nhưng đặc điểm truy nhập hoàn toàn khác với bộ nhớ trong. Chúng ta cần tìm các cấu trúc dữ liệu và giải thuật thích hợp cho việc xử lý dữ liệu lưu trữ trên bộ nhớ ngoài.

Kiểu dữ liệu tập tin là kiểu thích hợp nhất cho việc biểu diễn dữ liệu được lưu trong bộ nhớ ngoài. Hệđiều hành chia bộ nhớ ngoài thành các khối (block) có kích thước bằng nhau, kích thước này thay đổi tùy thuộc vào hệ điều hành nhưng nói chung là từ 512 bytes đến 4096 bytes.

Trong quá trình xử lý, việc chuyển giao dữ liệu giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài

được tiến hành thông qua vùng nhớ đệm (buffer). Bộ đệm là một vùng dành riêng của bộ nhớ trong mà kích thước bằng với kích thước của một khối của bộ nhớ

ngoài.

Có thể xem một tập tin bao gồm nhiều mẩu tin được lưu trong các khối . Mỗi khối lưu một số nguyên vẹn các mẩu tin, không có mẩu tin nào bị chia cắt để lưu trên hai khối khác nhau.

Trong thao tác đọc, nguyên một khối của tập tin được chuyển vào trong bộ đệm và lần lượt đọc các mẩu tin có trong bộđệm cho tới khi bộđệm rỗng thì lại chuyển một khối từ bộ nhớ ngoài vào bộđệm.

Ðể ghi thông tin ra bộ nhớ ngoài, các mẩu tin lần lượt được xếp vào trong bộ đệm cho đến khi đầy bộđệm thì nguyên một khối được chuyển ra bộ nhớ ngoài. Khi đó bộđệm trở nên rỗng và lại có thể xếp tiếp các mẩu tin vào trong đó.

Mỗi lần đọc một khối Mỗi lần đọc một mẩu tin

Đọc Ghi Đọc Ghi Bộ nhớđệm Bộ nhớ ngoài Bộ nhớ trong

Hình 4-1: Mô hình giao tiếp giữa bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài và vùng nhớđệm

Như vậy đơn vị giao tiếp giữa bộ nhớ trong và bộđệm là mẩu tin còn giữa bộđệm và bộ nhớ ngoài là khối.

Hình 4-1 mô tả họat động của bộ nhớ trong, bộđệm và bộ nhớ ngoài trong thao tác

đọc và ghi tập tin

Một phần của tài liệu Đánh giá độ phúc tạp : Giáo trình giải thuật (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)