Chu kỳ sinh học của sán lá Fasciola đã được Leukart (1882) nghiên cứu ở Đức và Thomas (1882) nghiên cứu ở Anh.
Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê. Sau khi thụ tinh mỗi sán lá đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này cùng dịch mật vào ruột, sau đó theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi: được nước mưa cuốn trôi xuống các vũng nước, hồ, ao, suối, ruộng nước…, nhiệt độ 15 - 30o
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành Miracidium bơi tự do trong nước. Nếu thiếu ánh sáng Miracidium không có khả năng thoát vỏ nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ. Miracidium có hình tam giác, xung quanh thân có lông và di chuyển được trong nước. Khi gặp vật chủ trung gian thích hợp (ốc Lymnaea), Miracidium xâm nhập cơ thể ốc và phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Những Miracidium không gặp vật chủ trung gian thì rụng lông, rữa dần và chết.
Bào ấu (Sporocyst) hình túi, màu sán lá, được bao bọc bởi lớp màng mỏng, các tế bào ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các đám phôi. Trong 1 ốc có thể có 1 - 2 ấu trùng. Khoảng 3 - 7 ngày, bào ấu sinh sản vô tính cho ra nhiều Redia (lôi ấu). Một bào ấu sinh ra 5 - 15 lôi ấu.
Redia hình suốt chỉ, ít hoạt động, có miệng, hầu, ruột, hình túi đơn gian. Có hai hệ: Redia thế hệ I và Redia thế hệ II cùng phát triển trong ốc - vật chủ trung gian. Ở nhiệt độ 16oc hoặc thấp hơn, lôi ấu chỉ sinh sản Redia I và dừng phát triển, ở nhiệt độ phù hợp (20 - 30o
c), sau 29 - 35 ngày, lôi ấu biến thành vĩ ấu (Cercaria). Một Redia có thể sinh ra 12 - 20 Cercaria.
Cercaria (vĩ ấu) là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan, có cấu tạo thân hình tròn lệch, đuôi dài hơn thân giúp vĩ ấu vận chuyển được dễ dàng trong nước. Cấu tạo của vĩ ấu gồm giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và ruột phân thành hai nhánh.
Theo Ginyecisz - Kaija (1960), trong cơ thể Cercaria có những dạng Glycogen cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của ấu trùng, đặc biệt là cho sự vận động không ngừng của đuôi. Đuôi là cơ quan vận động của vĩ ấu. Theo một số tác giả, đuôi làm nhiệm vụ thay đổi vị trí của ấu trùng trong môi trường nước. Lizz (1922) cho biết, nhờ sự hoạt động tích cực của đuôi mà vĩ ấu tiếp cận để bám vào các cây thuỷ sinh, tạo thành kén (Adolescaria).
Từ khi Miracidium chui vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần khoảng 50-80 ngày. Sau khi thành thục, Cercaria thoát khỏi vỏ ốc, ra môi trường ngoài, bơi tự do trong nước, có kích thước 0,28 - 0,30mm chiều dài và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
0,23mm chiều rộng. Sau vài giờ bơi trong nước, Cercaria rụng đuôi, tiết chất nhầy xung quanh thân, chất nhầy gặp không khí khô rất nhanh. Lúc này Cercaria đã biến thành Adolescaria.
Adolescaria hình khối tròn, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có giác miệng, giác bụng, ruột phân nhánh và túi bài tiết, Adolescaria thường ở trong nước hoặc bám vào cây cỏ thuỷ sinh. Nếu trâu, bò, nuốt phải Adolescaria vào đến dạ dày và ruột, lớp vỏ ngoài bị phân huỷ, ấu trùng được giải phóng và di chuyển đến ống mật bằng 3 con đường:
- Một số ấu trùng dùng tuyến xuyên chui qua niêm mạc ruột, vào tĩnh mạch ruột qua tĩnh mạch cửa vào gan, xuyên qua nhu mô vào ống mật.
- Một số ấu trùng khác cũng dùng tuyến xuyên chui qua thành ruột vào xoang bụng đến gan, xuyên qua vỏ gan vào ống mật.
- Một số ấu trùng từ tá tràng ngược dòng dịch mật để lên ống dẫn mật. Sau khi vào ống dẫn mật, ấu trùng ký sinh ở đó và phát triển thành sán lá gan trưởng thành. Theo Skerman (1966), thời gian hoàn thành vòng đời là 92 - 117 ngày. Fasciola trưởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của trâu bò 3 - 5 năm, có khi tới 11 năm.
Theo Phan Địch Lân (1994, 2004) [14] khoa học thú y nước ta đã nghiên cứu thành công vòng đời của sán lá gan. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28 - 30oc), có ốc vật chủ trung gian (Lymnae swinhoei và Lymnae viridis), có vật chủ cuối cùng (trâu, bò, dê, cừu) thì vòng đời của sán lá gan ở nước ta được xác định với các mức thời gian sau:
- Ở ngoài thiên nhiên: trứng sán lá gan nở thành mao ấu (Miracidium) trong khoảng 14 - 16 ngày.
- Ở trong ốc vật chủ trung gian: mao ấu (Miracidium) phát triển thành lôi ấu (Redia) cần 8 - 21 ngày. Lôi ấu (Redia) phát triển thành vĩ ấu (Cercaria) non cần 7 - 14 ngày, thành vĩ ấu trưởng thành cần 13 - 14 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ở ngoài ốc vật chủ trung gian: vĩ ấu phát triển thành kén (Adolescaria) sau 2 giờ.
- Ở trâu, bò: khi trâu bò, bê nghé nuốt phải Adolescaria, sau 79 - 88 ngày trong ống dẫn mật của trâu bò đã có sán lá gan trưởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài.
Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của nước ta rất thuận lợi cho sự nhiễm và gây bệnh sán lá gan (kể cả gây nhiễm và nhiễm tự nhiên). Ở những vùng có mầm bệnh tồn tại, trung bình 3 tháng sán lá gan lại hoàn thành vòng đời trong cơ thể trâu, bò, nghĩa là trâu cứ 3 tháng lại tạo ra một đời sán lá mới. Trong khi trâu bò đã có sán lá gan ký sinh, tiếp tục nhiễm thêm mầm bệnh mới, gây tình trạng bội nhiễm sán lá gan, vì vậy cường độ nhiễm tăng lên theo tuổi trâu, bò.
Tóm tắt sơ đồ vòng đời của sán lá Fasciola