Phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phế quản bằng ống hai nòng có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổ rộng gây nhiễm khuẩn hô hấpở bệnh nhân thở máy (Trang 29 - 31)

đầu xa

1.2.6.1 Cơ sở lý luận của phương pháp

Kỹ thuật dùng ống hút hai nòng có nút bảo vệ đầu xa được phát triển từ phương pháp rửa PQPN với số lượng nhỏ dịch bơm vào ống, nhưng không cần định hướng bằng nội soi phế quản.

Viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân thở máy thường do hít phải các vi khuẩn gây bệnh từ vùng hầu họng vào đường hô hấp dưới, tổn thương phổi tập trung ở các phế

quản, phế nang. Do có NKQ xuất hiện ở khí quản, BN có rối loạn nuốt kèm theo dùng các thuốc an thần và ở tư thế nằm ngửa nên sự hít các vi khuẩn vào phổi càng xảy ra dễ dàng. Bằng các phương pháp dùng các chất chỉ thị màu khác nhau người ta đã chứng minh rằng các dịch tiết luôn nằm tại các vùng thấp của phổi ở những bệnh nhân phải thở máy (vùng sau thùy dưới, nhất là bên phải). Tuy nhiên, nhiều tác giả thấy có tình trạng viêm rải rác hai bên phổi với mức độ khác nhau [83].

Sự khu trú của tổn thương viêm phổi đặt ra một vấn đề là các phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phế quản không định hướng có cho phép lấy được dịch phế quản tại

các vùng bệnh lý hay không? Trong thực tế người ta thấy phần lớn lấy được bệnh phẩm tại vùng tổn thương ở bệnh nhân NKHH bệnh viện [84].

Theo nghiên cứu của Rouby và cộng sự thấy rằng: với phương pháp không dùng ống soi mềm để soi phế quản thì có 95% ống hút được đưa vào phổi phải, trong

đó 86% nằm ở thùy dưới, nơi thường gặp viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân phải thở

máy [73].

Theo nghiên cứu của Pugin so sánh 40 bệnh nhân viêm phổi bệnh viện bằng phương pháp rửa PQPN với hai kỹ thuật khác nhau, định hướng và không định hướng,

đã thấy rằng kết quả về mặt VK của hai kỹ thuật này giống nhau [72].

Từ những kết quả trên có thể rút ra kết luận rằng phương pháp lấy bệnh phẩm có định hướng và không định hướng bằng nội soi có độ tin cậy như nhau. Ngày nay tại các bệnh viện ở nước Pháp, phương pháp lấy bệnh phẩm không định hướng đã

được áp dụng rộng rãi và thường quy trong thực tế lâm sàng.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, ở các Trung tâm Hồi sức tích cực đầu ngành như khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Việt Đức, đơn vị Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai cũng áp dụng phương pháp này để lấy dịch phế quản ở những bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng là NKHH liên quan tới thở máy.

1.2.6.2 Phương tiện và kỹ thuật

- Phương tiện:

Dùng ống thông hai nòng có bảo vệ đầu xa bằng polyethylen glycol của hãng Vygon – Cộng hòa Pháp.

- Kỹ thuật:

Có hai kỹ thuật được áp dụng:

Kỹ thuật lấy bệnh phẩm qua catheter có bảo vệ đầu xa, dùng bơm tiêm hút dịch phế quản. Kỹ thuật này tương ứng với kỹ thuật bàn chải.

Kỹ thuật rửa phế quản phế nang với số lượng nhỏ dịch bơm vào PQ (20ml), sau

đó hút ra 2 - 5ml, kỹ thuật này gần giống với kỹ thuật rửa PQ-PN kinh điển.

1.2.6.3 Đánh giá kết quả

Kết quả được coi là dương tính khi có mật độ ≥ 103 VK/ml. Giá trị chẩn đoán của kỹ thuật này tương đương với phương pháp lấy bệnh phẩm bằng bàn chải có sử

dụng ống soi mềm.

1.2.6.4 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm:

- Giá thành vừa phải, dễ thực hiện, phù hợp với mặt bằng kinh tếở VN - Không cần ống soi phế quản

- Không gây nguy hiểm cho bệnh nhân đang phải thở máy Nhược điểm:

- Có tỉ lệ âm tính giả cao hơn so với phương pháp lấy bệnh phẩm bằng bàn chải qua ống soi mềm [53].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổ rộng gây nhiễm khuẩn hô hấpở bệnh nhân thở máy (Trang 29 - 31)