Quan điểm định hướng quản lý thuế TNDN đối với DNNN tại Cục thuế Hà Nội:

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội (Trang 47 - 48)

- Phòng Hành chính – Quản trị Tài vụ Ấn chỉ: tổ chức chỉ đạo,

3.1. Quan điểm định hướng quản lý thuế TNDN đối với DNNN tại Cục thuế Hà Nội:

ĐỐI VỚI DNNN TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI

3.1. Quan điểm định hướng quản lý thuế TNDN đối với DNNN tại Cục thuế Hà Nội: Cục thuế Hà Nội:

Muốn quản lý tốt thuế TNDN đối với DNNN thì trước hết phải tăng cường quản lý nhà nước đối với DNNN. Trong điều kiện mới, nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập hiện nay, cần có những định hướng sắp xếp, đổi mới DNNN. Cụ thể:

- Điều chỉnh cơ cấu DNNN: đại bộ phận DNNN có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến; một bộ phận cần thiết có thế có quy mô nhỏ để kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, nhất là cho vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; chuyển doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn sang hoạt động theo luật doanh nghiệp; đẩy mạnh cổ phần hóa những DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Đây là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả DNNN.

- Đổi mới cơ chế quản lý để DNNN được tự chủ thực sự trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, chủ động hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật; nhà nước chỉ thực hiện chính sách bảo hộ có điều kiện đối với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng; xóa mọi bao cấp đổi mới DNNN, đồng thời có chính sách đầu tư đúng đắn và hỗ trợ phù hợp với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần ưu tiên phát triển.

- Phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu của nhà nước với chức năng điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; giao cho doanh nghiệp quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

Từ thực trạng công tác quản lý thuế nói chung và hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng, qua thực tế thi hành đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa hội nhập quốc tế về thuế ngày càng sâu rộng, những hạn chế đó càng trở nên gay gắt hơn. Do vậy, bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo động viên nguồn lực cho NSNN thì việc thực hiện cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý cũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thuế trong giai đoạn 2005 - 2010. Trong đó năm 2008, với ý nghĩa là năm trung tâm của cả giai đoạn cải cách và hiện đại hoá. Cụ thể, về thể chế, Tổng cục Thuế sẽ tham gia soạn thảo sửa đổi, bổ sung 3 Luật thuế (Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN, Luật Thuế TTĐB) để trình Quốc hội thông qua trong năm 2008. Về quản lý thuế, sẽ đi sâu hoàn thiện các kỹ năng quản lý theo mô hình chức năng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w