Về điều kiện kinh tế vĩ mô của nền kinh tế
Năm 2006 nền kinh tế VN phát triển khả quan trong điều kiện nền kinh tế vĩ
mô khá thuận lợi, tổng sản phẩm quốc nội tăng 8,2% với những lực đẩy là tiêu thụ
nội địa, xuất khẩu và đầu tư. Việt nam chính thức trở thành thành viên WTO mở ra những vận hội mới.
Trang 63
Kim ngạch xuất khẩu của VN ước tính cả năm 2006 ước đạt 40 tỷ USD tăng 24% so với năm 2005, tính đến 8 tháng đầu năm 2007 kim ngạch XK của VN đạt gần 31 tỷ USD. Các mặt hàng có kim ngạch XK trên 1 tỷ USD như: Gạo, cao su, dầu thô, dệt may, thủy sản, máy tính điện tử… kim ngạch nhập khẩu cả năm 2006 khoảng 44 tỷ USD tăng 20% so với năm trước.
Hành lang pháp lý
Cơ sở để nghiệp vụ BTT ra đời và hoạt động được quy định cụ thể trong quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2004 đã tạo hành lang pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động BTT tại Việt Nam. Quy chế quy định về việc thực hiện nghiệp vụ BTT của các tổ chức tín dụng với NH nhằm đa dạng hoá hoạt
động NH, bổ sung vốn lưu động cho DN, thúc đẩy quan hệ thương mại trong nước và quốc tế.
Về năng lực của TCB
Hiện nay TCB có lượng khách hàng liên quan đến lĩnh vực XNK khá lớn như nhập khẩu hàng tiêu dùng, sắt thép, xuất khẩu nông lâm thủy sản và các mặt hàng khác…. với doanh số thanh toán quốc tế gia tăng qua mỗi năm. Trong năm 2006 doanh số TTQT của TCB đạt 1.342 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2007 doanh số TTQT đạt 930 triệu USD, và tiếp tục gia tăng trong những tháng cuối năm.
Sau khi NHNN VN ban hành quy chế về BTT, TCB là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên tại VN đưa nghiệp vụ BTT vào phục vụ khách hàng. Với lợi thế là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực BTT và là một trong những NHTM CP
đầu tiên tại VN trở thành thành viên FCI nên TCB dễ dàng tiếp cận những khách hàng tiềm năng và phát triển nghiệp vụ BTT.
Bên cạnh đó, TCB còn có đội ngũ cán bộ trình độ cao, có tâm huyết và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế tạo nên thế mạnh cho việc phát triển nghiệp vụ BTT.