Chất lượng thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí (Trang 27)

Để có thể khẳng định chắc chắn hơn mức độ hợp lý, hiệu quả và tính khả thi của dự án và quyết định đầu tư thì CTTC cần tiến hành công tác thẩm định dự án. Nghĩa là phải tiến hành rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án (kỹ thuật, kinh tế xã hội, tài chính) nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án. Như vậy, chất lượng thẩm định sẽ quyết định nhiều đến việc đảm bảo tính hiệu quả của việc tài trự cho các dự án, từ đó tác đông đến quyết định tài trợ dự án của bản thân CTTC, khả năng mời chào các nhà tài trợ khác cũng như uy tín của CTTC vì CTTC sẽ phải đại diện cho chủ đầu tư tiến hành các giao dịch tìm kiếm nguồn tài trợ.

Hơn nữa, việc thẩm định càng có ý nghĩa quan trọng khi CTTC thu xếp vốn cho dự án bằng vốn tự có của mình hoặc nguồn vốn ủy thác cho vay. Chất lượng thẩm định dự án sẽ ảnh hưởng đến mức độ an toàn của các khoản vay. Tăng cường hoạt động thu xếp vốn không chỉ gia tăng về số lượng các dự án được thu xếp vốn tín dụng mà còn là sự nâng cao về độ an toàn, giảm thiểu rủi ro cho các nhà tài trợ.

Khó khăn trong công tác thẩm định dự án chính là khâu thu thập và xử lý số liệu đầu vào. Công tác thẩm định phải được đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác và

kịp thời. Ví dụ, các thông tin liên quan đến dự án xây dựng cầu đường như giá cả của nguyên vật liệu đầu vào, xu hướng biến động của các yếu tố đó ở Việt Nam và trên thế giới… Các thông số đầu vào không chính xác, các yếu tố trong phân tích độ nhạy biến thiên ngoài dự kiến đều là những nguyên nhân dẫn đến sai lệch trong kết quả thẩm định. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, CTTC cần hết sức coi trọng khâu thu thập và xử lý dữ liệu đầu vào.

1.3.1.4 Uy tín mạng lưới hoạt động của CTTC trên thị trường tài chính

Do đặc thù của hoạt động thu xếp vốn dự án là bên thu xếp vốn là trung gian, cầu nối vốn giữa chủ đầu tư và các nhà tài trợ vốn tín dụng. Do đó, uy tín và mối quan hệ của bên thu xếp vốn với các đối tượng trên nhất thiết phải đủ lớn và đa dạng.

Thứ nhất, về mạng lưới hoạt động của CTTC trên thị trường tài chính. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Bên thu xếp vốn cần phải có mối quan hệ tốt, lâu dài với các tổ chức tín dụng, các nhà tài trợ lớn để khi có nhu cầu vốn bên thu xếp có thể đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Mạng lưới này còn là kênh thông tin hữu hiệu để cung cấp thông tin cho CTTC trong việc quản lý khoản vay sau khi thu xếp thành công.

Thứ hai, về mức độ uy tín, uy tín được thể hiện ở sự tin tưởng của các bên nhận tài trợ và bên tài trợ đồng ý cho CTTC là đầu mối thu xếp vốn. Mặc dù các chủ dự án không thể thông thạo bằng các CTTC trong vấn đề thu hút vốn trên thị trường tài chính nhưng một khi CTTC ký kết hợp đồng thu xếp vốn cho khách hàng thì phải thực hiện được, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian thi công của dự án. Không chỉ đối với chủ đầu tư mà sự uy tín còn phải được thể hiện đối với các nhà tài trợ dự án. Bởi vì các nhà tài trợ cho vay dự án thông qua trung gian là bên thu xếp vốn nên họ cần phải biết được vốn của họ được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, quá trình giải ngân và thu nợ phải được sự giám sát theo dõi của bên thu xếp vốn.

1.3.2 Nhu cầu thu xếp vốn của các doanh nghiệp

1..3.2.1 Khả năng tài trợ dự án của các doanh nghiệp

thông qua cấp phát vốn hay tài trợ kết hợp. Mỗi loại hình doanh nghiệp phù hợp với phương thức tài trợ khác nhau.

Các doanh nghiệp tư nhân thường tự tài trợ độc lập cho dự án của mình hoặc góp vốn đầu tư cho dự án. Nếu doanh nghiệp không đủ khả năng về vốn tự có, phương thức tài trợ được lựa chọn sẽ là thông qua tín dụng trung – dài hạn. Các TCTD có thể cấp tín dụng độc lập cho các khách hàng quy mô phù hợp với khả năng cho vay của mình. Tuy nhiên, với những dự án lớn, nhu cầu vốn vay của khách hàng vượt quá giới hạn tín dụng cho phép hoặc vượt quá khả văng cho vay của một TCTD, phương thức tìm kiếm nguồn tài trợ từ nhiều TCTD thông qua hình thức tín dụng hợp vốn được sử dụng. Phương thức này phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn, các công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Hơn nữa với xu hướng cổ phần hóa, tư nhân hóa như hiện nay thì hình thức cấp phát vốn cho dự án bằng nguồn Ngân sách nhà nước đối với các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp độc quyền ngành tỏ ra không hiệu quả và sẽ giảm dần trong tương lai, buộc vác tập đoàn lớn này phải tự mình tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường tài chính. Như vậy, trong tương lai, nhu cầu vốn tín dụng sẽ là rất lớn, tạo thị trường cho hoạt động thu xếp vốn phát triển.

1.3.2.2 Mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế xã hội của quốc gia

Mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia có tác động lớn tới bất kỳ hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng, nó càng có ý nghĩa đối với hoạt động thu xếp vốn mà đối tượng khách hàng là chủ đầu tư của các dự án lớn. Chẳng hạn, nếu trong những năm tới, định hướng phát triển của Quốc gia là chú trọng tới một số ngành công nghiệp mũi nhọn thì tức là nhu cầu vốn đầu tư cho ngành đó phải rất lớn bao gồm vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng sản xuất kinh doanh…Điều đó kéo theo sự gia tăng của các dự án đầu tư, và do đó tạo hàng hóa cho các TCTD.

Xu hướng phát triển của hoạt động thu xếp vốn của CTTC trực thuộc tổng công ty còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của tổng công ty, tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp mà tổng công ty hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

2.1 Tổng quan về Công ty tài chính Dầu khí

2.1.1 Quá trình hình thành phát triển

+ Ngày 30/ 3/2000: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký quyết định số 04/2000/QĐ/VPCP về việc thành lập Công ty Tài chính Dầu khí.

+ Ngày 19/6/2000: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ký quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Tài chính Dầu khí.

+ Ngày 1/10/2000: Công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạt động đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên - Hà Nội và Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10.

+ Ngày 5/2/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.

+ Ngày 21/5/2003: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại thành phố Hồ Chí Minh.

+ Ngày 5/5/2004:

- Ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty Tài chính Dầu khí. - Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức SGS (Thuỵ Sỹ) cấp.

+ Ngày 1/1/2005: Tăng vốn điều lệ của PVFC lên 300 tỷ đồng. + Ngày 15/12/2005: PVFC được xếp hạng Công ty Nhà nước loại 1. + Tháng 12/2005: Quy mô hoạt động của PVFC đạt trên 800 tỷ đồng. + Ngày 26/4/2006: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.

+ Ngày 14/2/2007: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của Công ty.

+ Tháng 4/2007: PVFC vinh dự đón nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” và lọt vào “TOP 50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam”.

+ Ngày 5/5/2007: PVFC nhận giải thưởng “Quả Cầu Vàng” dành cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành tài chính.

+ Ngày 15/7/2007: PVFC đón nhận “Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu 2007".

+ Ngày 8/9/2007: PVFC là đơn vị duy nhất trong ngành Tài chính – Ngân hàng được cùng lúc trao tặng hai giải thưởng “Nhà quản lý giỏi 2007” và “Cúp vàng ISO 2007”.

+ Ngày 8/10/2007: Khai trương hoạt động ba công ty thành viên: Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest); Công ty Cổ phần Kinh doanh Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC Land); Công ty Cổ phần Truyền thông Tài chính Dầu khí (PVFC Media).

+ Ngày 18/03/2008: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng

2.1.2 Tình hình hoạt động của công ty tài chính dầu khí

Sau 7 năm hoạt động, PVFC đã có được những thành công rất đáng khích lệ. Là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam, PVFC đã thực hiện tốt chức năng thu xếp vốn cho đầu tư phát triển ngành, bước đầu thực hiện chức năng kinh doanh vốn của Tập đoàn.

Trong 5 năm trước cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh của Công ty luôn phát triển ổn định và tăng trưởng cao, các chỉ tiêu tài chính của năm sau luôn vượt năm trước cụ thể như sau:

Tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận qua các năm rất khả quan, phản ánh tốc độ tăng trưởng bền vững và hiệu quả trong mọi hoạt động của Công ty, đặc biệt là năm 2006 với tổng tài sản đạt 18.143 tỷ đồng gấp 2,65 lần so với năm 2005 và tốc độ tăng

trưởng tài sản bình quân trong giai đoạn 2002 - 2006 đạt 130%. Tốc độ tăng trưởng tài sản của PVFC gắn liền với chiến lược tăng vốn điều lệ của Công ty qua các năm như: Năm 2004 tăng lên 300 tỷ đồng; Năm 2006 tăng lên 1.000 tỷ đồng. Doanh thu, lợi nhuận năm 2006 có sự tăng trưởng vượt bậc: Doanh thu đạt 1.023 tỷ đồng vượt 28% so kế hoạch và bằng 242% năm 2005, lợi nhuận đạt 126,3 tỷ đồng vượt 29% kế hoạch và bằng 502% năm 2005. Năm 2006 đánh dấu một mốc quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Sau 6 năm thành lập và hoạt động, PVFC đã chính thức gia nhập CLB các Doanh nghiệp có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng. Các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước và Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Năm 2006 nộp ngân sách Nhà nước đạt 31,269 tỷ đồng, nộp Tập đoàn là 9,71 tỷđồng, bằng 129% và 130% kế hoạch được giao.Hoạt động thu xếp vốn được triển khai mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư của ngành. Giai đoạn 2002- 2006, PVFC đã thực hiện thu xếp vốn thành công 4.000 tỷ đồng cho các dự án của ngành Dầu khí, trong đó có các dự án lớn như: Cảng Hạ Lưu Vùng Tàu, Cảng Đạm Phú Mỹ, Tàu FPSO, Tàu Đa năng 01, Tàu Đa năng 02, Tàu Đa năng 03, Tàu chứa dầu FSO5 của PTSC, Hệ thống phân phối khí thấp áp, GDC mở rộng của PVGAS, Tàu chứa dầu thô của PVTRANS, Đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Thủ Đức của Tập đoàn Dầu khí,... Ký kết các Hợp đồng nguyên tắc thu xếp vốn với các đơn vị: PV Engineering, PV Construction, Petrosetco, PIDC, PVFCCo. Bên cạnh việc thu xếp vốn cho các dự án trong ngành, PVFC đã tích cực bám sát, thực hiện các phương án thu xếp vốn cho một số dự án thuộc ngành điện lực, than, xây dựng, du lịch cao cấp…với số vốn thu xếp thành công gần 3.000 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án và vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Mức tăng trưởng cho vay các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2002 - 2006 trung bình đạt164%/năm; Mức tăng trưởng cho vay trực tiếp các các tổ chức kinh tế, cá nhân trong giai đoạn 2002 - 2006 trung bình đạt 148%/năm. Số dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 5.350 tỷ đồng, tăng 177% so với năm 2005. Cơ cấu tín dụng có sự thay đổi hợp lý hơn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 43% trên tổng dư nợ, cho vay tổ chức kinh tế chiếm

47% tổng dư nợ. Công ty luôn duy trì và đảm bảo các hệ số an toàn tín dụng theo đúng quy định của NHNN. Hoạt động huy động vốn của Công ty đã có bước tiến vững chắc đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao và ổn định, giai đoạn 2002 - 2006 đạt bình quân 151%/năm. Nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn vay các TCTD và nguồn uỷ thác của tổ chức và cá nhân. Năm 2006 nguồn vốn vay và nguồn uỷ thác đầu tư đạt trên 11.000 tỷ đồng, bằng 309% so với năm 2005. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng chậm so với tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong quy mô vốn (chiếm 83% trong tổng vốn huy động). Huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn còn hạn chế và mới tập trung ở một số khách hàng nhất định. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, năm 2006 PVFC đã phát hành thành công Trái phiếu Tài chính Dầu khí với tổng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu là 665 tỷ đồng. Dịch vụ tư vấn tài chính trong 5 năm qua đã trở thành dịch vụ đặc trưng của Công ty, phát huy tốt thế mạnh đầu tư một cách uy tín. Trong giai đoạn 2002 – 2006, Công ty đã thực hiện tư vấn tài chính dự án cho một số công trình lớn và triển khai công tác tư vấn cổ phần hoá cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn như: PVEngineering, PVECC, DMC, PVD, PTSC, Petrosetco, PVI, PVGasN, PVGasS, phương án án chuyển đổi thành công ty TNHH 01 thành viên Petechim, PVGas… Với mục tiêu đa dạng hoá danh mục đầu tư và đảm bảo vốn đầu tư tham gia hiệu quả, trong 5 năm qua Công ty đã tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư và thực hiện góp vốn vào hàng loạt các dự án lớn trong ngành điện, xăng dầu, xây dựng: Công ty Thuỷ điện Sông Vàng, Công ty Xi măng Hạ Long, Công ty Xi măng Long Thọ II, Công ty cổ phần Dầu khí Tản Viên, Nhà máy sản xuất vỏ bình Gas...Trong năm 2005, Công ty cũng tiếp nhận phần góp vốn trong liên doanh PetroTower do Tập đoàn Dầu khí chuyển giao sang. Song song với hoạt động đầu tư dự án và góp vốn cổ phần, Công ty cũng đẩy mạnh đầu tư mua cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá và các công ty cổ phần khác: Công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Công ty Vận tải xăng dầu KV1(Vipco), Công ty Vận tải xăng dầu KV2(Vitaco), Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Công ty Bảo hiểm Dầu khí

(PVI), Công ty CP thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Công ty lắp điện I, Công ty Xi măng Bỉm Sơn, Công ty Xi măng Bút Sơn, Công ty Nhiệt điện Phả lại, Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp HCM, Ngân hàng thương mại An Bình, Ngân hàng TMCP Phương Nam…Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư tài chính, Công ty đã triển khai thành công dịch vụ nhận uỷ thác đầu tư với nhiều hình thức đa dạng. Đến nay PVFC trở thành một tổ chức tài chính có uy tín nhất trên thị trường tài chính Việt Nam trong hoạt động này. Số dư nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân, các

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w