Phân tích các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của

Một phần của tài liệu Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex (Trang 69)

Intimex

- Là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu nên kết quả kinh doanh của Cty CPSG Intimex chịu ảnh hưởng rất lớn trước sự biến động của tỷ giá ngoại tệ, cụ thể là tỷ giá VNĐ/USD.

- Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của đơn vị là giấy các loại nếu sản phẩm này có sự biến động về giá đầu vào cũng đưa đến cho doanh nghiệp những rủi ro đáng kể trong sự sụt giảm doanh thu và khả năng thanh toán nợ.

* Đánh giá sự biến động của Lợi nhuận trước thuế; Doanh thu của Cty CPSG Intimex khi tỷ giá VNĐ/USD biến động.

(Trong phần phân tích này ta chỉ xét sự biến động của tỷ giá VNĐ/USD các yếu tố khác được cố định và không thay đổi)

Bảng 4.12. Bảng tổng hợp sự tác động của tỷ giá đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex

Tỷ giá (VNĐ/USD)

Tỷ giá dự kiến Giảm 1% Giảm 5% Giảm 6% Giảm 7%

16.060 15.899 15.257 15.096 14.936

Doanh số USD Triệu VNĐ

- Nhập khẩu 5.875.550 94.361,3 93.417,7 89.643,3 88.699,7 87.756,0

-Xuất khẩu 507.300 8.147,2 8.065,8 7.739,9 7.658,4 7.576,9

-Nội địa 2.720,0 2.720,0 2.720,0 2.720,0 2.720,0

Lãi trước thuế

- Nhập khẩu 2.509,5 2.459,7 2.260,2 2.210,4 2.160,5

-Xuất khẩu 5,2 -76,2 -402,1 -483,6 -565,1

-Nội địa 28 28 28 28 28

Chi phí quản lý DN 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2

Tổng lãi trước thuế 824,5 693,2 167,9 36,6 -94,8

Nguồn: Tính toán dựa trên cơ sở phương án kinh doanh của Cty CPSG Intimex.

 Qua bảng tổng hợp ta có thể thấy được khi tỷ giá biến động thì doanh số xuất khẩu của công ty chịu tác động nhiều nhất. Bởi vì công ty thu mua hàng xuất khẩu (cà phê. hạt tiêu...) bằng đồng Việt Nam nhưng khi xuất khẩu sẽ thu ngoại tệ về do đó nếu tỷ giá ngoại tệ giảm sẽ làm cho lãi trước thuế của công ty trong kinh doanh xuất khẩu giảm rất nhiều. Cụ thể là chỉ cần tỷ giá giảm đi 1% lãi trước thuế của công ty trong kinh doanh xuất khẩu đã giảm xuống mức âm. Trong thực tế nếu tính theo tỷ giá của NH Vietcombank ngày 11/03/2008 là 15.862 VNĐ/USD, công ty sẽ chịu thua lỗ ở khoản mục kinh doanh xuất khẩu là 95.207.400 VNĐ. Bên cạnh đó khi đồng USD giảm so với VNĐ điều này sẽ giảm sức cạnh tranh về giá của mặt hàng xuất khẩu Việt Nam so với cùng mặt hàng xuất khẩu này từ các nước khác, điều này sẽ làm thu hẹp thị trường tiêu thụ của công ty và phát sinh rủi ro hàng tồn đọng.

của tỷ giá nhưng không nhiều, bởi vì trong hoạt động kinh doanh này Công ty mua hàng về và bán ra đều sử dụng ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh nội địa không chịu ảnh hưởng gì. Qua phân tích sự biến động ta có thể thấy khi tỷ giá giảm xuống đến 7% thì công ty mới bắt đầu chịu sự thua lỗ. Điều này cho thấy khoản rủi ro dao động tỷ giá công ty có thể gánh chịu là khá lớn. Tuy nhiên trong điều kiện đồng USD đang có sự sụt giảm và dự kiến sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp trong thời gian tới, công ty cũng cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các hoạt động kinh doanh xuất khẩu như sử dụng các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai.… để bán ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu.

* Đánh giá sự biến động của Lợi nhuận trước thuế; Doanh thu của Cty CPSG Intimex. khi giá giấy nhập khẩu đầu vào biến động.

(Trong phần phân tích này ta chỉ xét sự biến động của giá Giấy nhập khẩu các yếu tố khác được cố định và không thay đổi)

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp sự tác động của giá nhập khẩu “Giấy các loại” đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex

Đơn vị: Triệu VNĐ

Giá giấy các loại (USD/tấn)

Giá dự kiến Tăng 1% Tăng 2% Tăng 3% Tăng 4%

435 439,35 443,7 448,05 452,4

Lãi trước thuế

- Nhập khẩu 2.509,5 1.810,9 1.112,3 413,7 -284,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Xuất khẩu 5,2 5,2 5,2 5,2 5,2

-Nội địa 28 28 28 28 28

Chi phí quản lý DN 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2

Tổng lãi trước thuế 824,5 125,9 -572,7 -1.271,3 -1.969,9

bị ảnh hưởng mà chỉ có lãi trước thuế của công ty bị ảnh hưởng. Cụ thể tổng lãi trước thuế của công ty đã bắt đầu mang giá trị âm khi giá Giấy tăng 2% (443,7 USD/tấn), lúc này công ty phải chịu lỗ là 572.686.200 VNĐ. Như vậy do sản phẩm Giấy các loại là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty nên những biến động trong giá đầu vào của mặt hàng này tác động rất nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty chính vì vậy công ty cần có những chính sách phù hợp như theo dõi và nắm bắt kịp thời thông tin thị trường đầu vào liên tục và kịp thời để có những động thái thích hợp trong việc trữ hàng cũng như điều chỉnh các điều khoản về giá bán trong hợp đồng, đồng thời duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài để đảm bảo sự ổn định về giá của các mặt hàng nhập khẩu.

4.4.2.2. Phân tích độ nhạy hai chiều:

Xem xét sự thay đổi lợi nhuận và doanh số của Cty CPSG Intimex khi cả 2 yếu tố tỷ giá và giá nhập khẩu giấy cùng biến động.

Bảng 4.14. Bảng tổng hợp sự tác động của “giá nhập khẩu giấy các loại” và “tỷ giá” đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex

Tỷ giá (VNĐ/USD)

Giảm 1% Giảm 1% Giảm 1% Giảm 1.25% Giảm 1.5%

15.899 15.899 15.899 15.859 15.819

Giá giấy các loại

Tăng 1% Tăng 1.25% Tăng 1.5% Tăng 1% Tăng 1%

439 440 442 439 439

I. Doanh số USD Triệu VNĐ

- Nhập khẩu 5.875.550 93.417,7 93.417,7 93.417,7 93.181,8 92.945,9 -Xuất khẩu 507.300 8.065,8 8.065,8 8.065,8 8.045,4 8.025 -Nội địa 2.720 2.720 2.720 2.720 2.720

II. Lãi trước thuế

- Nhập khẩu 1.768 1.595,1 1.422,2 1.757,3 1.746,6 -Xuất khẩu -76,2 -76,2 -76,2 -96,6 -117 -Nội địa 28 28 28 28 28

III. Chi phí QLDN 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2

IV. EBT 1,6 -171,3 -344,2 -29,5 -60,6

Qua bảng tổng hợp ta có thể nhận thấy nếu cả hai yếu tố cùng biến động, cụ thể là tỷ giá giảm và giá Giấy nhập khẩu tăng thì công ty rất dễ gặp phải rủi ro lỗ lã trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo tính toán thì chỉ cần tỷ giá giảm 1.25% và giá Giấy nhập khẩu tăng thêm 1%, thì công ty sẽ lỗ 29.502.873 đồng. Trường hợp xấu hơn thì công ty phải gánh chịu lỗ là hơn 300 triệu đồng. Đồng thời ta cũng dễ dàng thấy được sự biến động của giá giấy nhập khẩu tác động nhiều hơn đến kết quả kinh doanh của công ty. Xét trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khi giá dầu thế giới luôn biến động tăng cao thì các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng rất nhiều nên khả năng giá giấy nhập khẩu tăng là khá lớn. Bên cạnh đó tỷ giá VNĐ/USD trong thời gian gần đây đang có xu hướng sụt giảm lớn. Như vậy Cty CPSG Intimex cần phải có những chính sách kinh doanh hiệu quả như cắt giảm các khoản chi phí như chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp,… đồng thời luôn có những dự báo kịp thời về tình hình thị trường trong cũng như ngoài nước để tránh thua lỗ khi gặp phải những biến động xấu.

4.5. KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỒ SƠ VAY VỐN CỦA CTY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX:

4.5.1. Đánh giá chung về việc thẩm định hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex

- Cty CPSG Intimex thực sự có nhu cầu vay vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối tượng tiền vay và mục đích vay hợp pháp, nhu cầu vay là cần thiết. Do Cty CPSG Intimex có đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại nhu cầu vốn không ổn định thay đổi tùy theo từng hợp đồng kinh tế. Do đó hình thức vay hạn mức phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ban lãnh đạo của Cty có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu. Cty có năng lực tài chính và có khả năng thanh toán. Trong những năm qua, quy mô của công ty không ngừng mở rộng và hoạt động có hiệu quả; Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng.

- Cty CPSG Intimex có uy tín tốt đối với các TCTD trong việc trả gốc, lãi và chưa từng phát sinh nợ quá hạn tại các TCTD tính đến thời điểm hiện nay. Cty đã duy trì mối quan hệ tín dụng với PVFC – HCM từ năm 2005 đến thời điểm hiện nay. Trong quan hệ tín dụng, đơn vị luôn luôn đảm bảo uy tín trong việc trả nợ gốc, lãi, tuân thủ các điều kiện về kiểm soát tín dụng của PVFC.

4.5.2. Một số rủi ro tiềm tàng của Cty CPSG Intimex

- Nguồn vốn của đơn vị có thể bị tồn đọng, hiệu quả sử dụng không cao nếu đơn vị không quản lý tốt các khoản phải thu và hàng hoá tồn kho.

- Các rủi ro về tỷ giá và giá giấy nhập khẩu có thể tác động xấu đến kết quả kinh doanh của công ty và rủi ro lỗ lã rất dễ xảy ra nếu doanh nghiệp không có những chính sách phòng ngừa rủi ro phù hợp.

- Trên thực tế, khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá thì các TCTD sẽ yêu cầu có tài sản bảo đảm cho dư nợ tín dụng. Dù hiện nay Cty Xuất Nhập Khẩu INTIMEX (Hà Nội) vẫn đứng ra bảo lãnh cho khoản vay của công ty trong thời gian đầu chia tách. Nhưng trong thời gian tới việc bảo lãnh này là không thể khi công ty đã thực sự trở thành pháp nhân độc lập. Do đó nếu đơn vị không có tài sản đảm bảo thì nguồn vốn từ các TCTD cấp cho đơn vị có thể sẽ hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- PVFC khó kiểm soát nguồn thu của khách hàng.

4.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX: VAY ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX:

4.6.1. Một số điều cần cải thiện từ phía công ty

- Có chính sách bán hàng linh hoạt, phù hợp với từng mặt hàng, từng đối tượng khách hàng, hạn chế việc bán trả chậm đối với những khách hàng mới đồng thời thiết lập hệ thống khách hàng có quan hệ truyền thống, có uy tín trong giao dịch nhằm giảm thiểu các khoản phải thu từ khách hàng. Mặt khác, đơn vị cần tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với bạn hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm để hạn chế lượng hàng hoá tồn kho.

- Đơn vị cần tiếp tục đảm bảo uy tín với các TCTD trong việc trả nợ gốc, nợ lãi đầy đủ, đúng hạn. Mặt khác, đơn vị cần chuẩn bị nguồn tài sản đảm bảo cho dư nợ tại các TCTD khi tiến hành cổ phần hoá nếu các TCTD không tiếp tục cho vay tín chấp.

- Đơn vị cần bám sát thị trường để nắm bắt đầy đủ, kịp thời những biến động giá đầu vào của các mặt hàng cũng như sự biến động của tỷ giá ngoại tệ để có những phương án giải quyết hiệu quả và kịp thời.

4.6.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro từ phía PVFC - HCM

- Quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay trước khi giải ngân và đề xuất những biện pháp quản lý nguồn thu nhằm giảm thiểu thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra như:

• Đối với các khoản vay vốn để nhập khẩu hàng hoá thì phải có hình thức quản lý bộ hồ sơ nhập khẩu;

• Quản lý bộ chứng từ và hợp đồng mua bán cho từng lần giao dịch của Cty CPSG Intimex với đối tác nước ngoài;

• Ký kết biên bản thoả thuận 3 bên giữa Cty CPSG Intimex, đối tác mua hàng và PVFC về việc bên mua hàng của Intimex sẽ thanh toán tiền hàng thông qua chuyển trả trực tiếp vào tài khoản của PVFC.

- Việc cho vay bằng đồng tiền nào thu lãi và gốc bằng đồng tiền đó nhằm giúp PVFC- HCM giảm những rủi ro về sự biến động của tỷ giá.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN:

Thông qua việc tiến hành phân tích và thẩm định hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex đã cung cấp thêm nhiều kiến thức thực tế về công tác thẩm định và cho vay đối với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó cũng làm nổi bật vai trò quan trọng của việc phân tích tín dụng trong công tác thẩm định cho vay nhằm hạn chế những rủi ro tiềm tàng của khách hàng vay vốn.

Các công cụ lý thuyết về phân tích và thẩm định tín dụng tỏ ra là công cụ hữu hiệu khi áp dụng vào công tác thẩm định cho vay trong thực tế. Việc sử dụng các công cụ phân tích phải thực hiện theo hướng bổ sung cho nhau để hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên tính chất chung của các hiện tượng kinh tế là luôn luôn vận động và có những chuyển biến bất ngờ, chính vì vậy việc nắm bắt kịp thời xu hướng biến động của các hiện tượng kinh tế để có thể điều chỉnh các công cụ này một cách kịp thời và phù hợp với điều kiện kinh tế mới là rất quan trọng. Ví dụ như đối với mô hình 6C là một mô hình “mở”, nó cho phép mỗi tổ chức tín dụng điều chỉnh phù hợp với những điều kiện pháp chế riêng của tổ chức mình, cũng như cho phép cán bộ tín dụng linh động trong một giới hạn nào đó để tùy trường hợp khách hàng khác nhau thì tầm quan trọng của các yếu tố phân tích cũng được thay đổi hay bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên đối với mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, đây là một mô hình giúp tăng hiệu quả thẩm định tín dụng, tuy nhiên các tiêu chí xếp hạng cần phải được cập nhật mới thường xuyên và điều chỉnh các chỉ số theo tình hình thực tế của từng ngành, có như vậy mới hạn chế được thấp nhất những rủi ro khi nền kinh tế có những biến động bất thường.

Hiện nay các NHTM và các TCTD đã và đang hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của NHTM theo tinh thần Quyết định 493 của Thống đốc NHNN. Đây là một bước tiến ban đầu trong tiếp cận an toàn vốn. không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ, mà còn nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Do đó nếu có điều kiện thuận lợi hơn tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về cách thức thiết lập bảng xếp hạng doanh nghiệp tại các ngân hàng và các công ty tài chính.

5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG:5.2.1. Về phía nhà nước 5.2.1. Về phía nhà nước

- Ban hành các quy định về công khai và minh bạch tình hình tài chính của các doanh nghiệp, nhằm giúp các định chế tài chính có nguồn thông tin đáng tin cậy phục vụ cho công tác thẩm định cho vay.

- Cơ quan thống kê cần thường xuyên thu thập và thống kê các chỉ số ngành trong từng thời kỳ kinh tế nhằm giúp các định chế tài chính cập nhật những thông tin mới về các ngành, về doanh nghiệp qua đó để có sự điều chỉnh thích hợp trong bảng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của mình.

- Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các thủ tục pháp lý. Các quyết định đưa ra phải được sửa đổi theo hướng trao nhiều quyền phán quyết, hoặc tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex (Trang 69)