- Hạn chế lớn nhất là dấu hiệu tuộc dốc của tổng dư nợ, mặc dù có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nhưng công tác điều hành nói chung của Ban Giám đốc, biện pháp phục vụ khách hàng nói riêng của Phòng Khách hàng, Phòng Kế toán và Phòng Tiền tệ kho quỹ chưa thật tốt, đôi lúc còn để xẩy ra phiền hà cho khách hàng, nên thay vì vay ở Ngân Hàng Công Thương Cà Mau, khách hàng lại vay ở các Ngân hàng khác.
- Còn nhiều sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ, nhất là việc có quá nhiều sai sót đối với dữ liệu trên Incas, và lập báo cáo thống kê.
- Chất lượng thẩm định chưa đạt yêu cầu. Thời gian thẩm định và trả lời khách hàng thường rất chậm so với quy định của Ban Giám đốc. Còn có hiện tượng khách hàng chạy từ nơi này sang nơi khác trên cùng chi nhánh trên địa bàn.
- Chất lượng tín dụng còn thấp, nợ xấu phát sinh nhiều và ở mức cao. Khả năng thu nợ tồn động ngoại bảng còn quá chậm so với số nợ tồn đọng quá lớn.
- Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, không đồng đều, vừa thừa, vừa thiếu. Các Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ chưa có kế hoạch kèm cập nâng cao tay nghề cho nhân viên, chưa tạo ra công cụ cho nhân viên mình quản lý một cách khoa học.
- Hoạt động tín dụng của các Phòng khách hàng, Phòng Giao dịch chưa thể hiện rõ nét phương châm cấp tín dụng để phát triển dịch vụ, nhiều khách hàng có giao dịch tín dụng nhưng chưa được cán bộ tín dụng giới thiệu để bán sản phẩm dịch vụ tiền gửi, chuyển tiền, thẻ, chi trả kiều hối….. lãnh đạo các Phòng khách hàng, Phòng Giao dịch và cán bộ tín dụng chưa thể hiện sắc nét vai trò là đại diện của Ngân hàng, là cầu nối giữa Ban lãnh đạo Ngân hàng với khách hàng trong mọi giao dịch để khai thác hết các nhu cầu đa dạng, tiềm năng về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của khách hàng