Giảm nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau (Trang 65)

−Vấn đề nợ quá hạn hiện nay đang là điểm nóng đối với các Ngân hàng. Ở Ngân hàng con số NQH tương đối cao chủ yếu là cho vay khối nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên bị các yếu tố tự nhiên chi phối rất lớn như: thiên tai, dịch bệnh… vì vậy cần hạn chế cho vay lĩnh vực nông nghiệp trong điều kiện tự nhiên bất lợi đến hoạt động sản xuất của nông dân.

−Mặt khác, cảnh giác đối với các khoản vay không đảm bảo

−Tạo điều kiện cho người đi vay gia hạn nợ, đầu tư bổ sung khi:

+ Nợ quá hạn do thiên tai, dịch bệnh. Trường hợp này, cán bộ tín dụng nên xuống tận địa bàn xem xét, tránh tình trạng cho gia hạn lầm gây thiệt hại cho Ngân hàng hoặc gây khó khăn cho khách hàng.

+ Nợ quá hạn do đang sản xuất có hiệu quả thì bị thiếu hụt vốn. Ngân hàng nên đầu tư thêm để tạo điều kiện cho người sản xuất thu hồi được vốn để trả nợ Ngân hàng. Nhưng trường hợp này Ngân hàng phải thận trọng trong việc nhận xét, đánh giá khách hàng, tránh tình trạng nợ cũ chưa thu hồi mà nợ mới đã phát sinh thêm.

−Sử dụng các biện pháp thích hợp để xử lý rủi ro: Cương quyết thu hồi nợ đối với khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ. Biện pháp hữu hiệu thu hồi nợ quá hạn là tiến hành phát mãi tài sản của người vay theo hợp đồng đã ký kết. Nhưng đây chỉ là giải pháp sau cùng.

−Hạn chế cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo lãnh của cơ quan đối với các đơn vị sự nghiệp không có tài khoản chi lương tại Ngân Hàng Công Thương Cà

Mau mới đề nghị quan hệ tín dụng, các đơn vị có cán bộ đã vay vốn tại Ngân Hàng Công Thương nhưng thiếu hợp tác trong quá trình giải quyết nợ vay. Đối với cán bộ có tài khoản tiền gửi chính tại Ngân Hàng Công Thương việc giải quyết cho vay theo hình thức này hay không tuỳ thuộc vào đánh giá về uy tín của cơ quan và kết quả thẩm định khả năng tạo thu nhập hoàn trả nợ vay của phòng nghiệp vụ. Riêng đối với cán bộ của khách hàng chiến lược tại Chi nhánh không hạn chế cho vay hình thức này.

−Hạn chế cho vay tiêu dùng mà nguồn thu chủ yếu để trả nợ là từ việc bán bất động sản.

−Thực hiện biện pháp giám sát đặc biệt đối với các khách hàng có một trong những dấu hiệu cảnh báo theo hướng dẫn của Sổ tay tín dụng, các khách hàng thuộc nhóm nợ xấu theo kết quả phân loại nợ theo QĐ 234 định kỳ hàng tháng.

−Thông qua việc thực hiện chi trả lương kinh doanh theo định kỳ hàng quý cho toàn bộ cán bộ làm công tác tín dụng căn cứ vào hiệu quả cuối cùng của từng cán bộ tín dụng, từ đó có thể giải quyết các vấn đề sau:

+ Nâng cao tính chủ động của từng cán bộ tín dụng trong việc sử dụng tất cả các mối quan hệ của cá nhân đối với cộng đồng để tìm kiếm khách hàng, tăng trưởng dư nợ lành mạnh, nhất là đối với mãng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, là những nhóm đối tượng khách hàng Ngân Hàng Công Thương đã, đang và cần tiếp tục thực hiện quan điểm phát triển nhanh;

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thẩm định, công tác quản lý nợ, công tác thu hồi lãi, công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ gia hạn, nợ quá hạn và công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, vì tất cả những nội dung này đều có liên quan trực tiếp đến hiệu quả cuối cùng – là cơ sở tính toán chi trả lương kinh doanh cho cán bộ tín dụng;

+ Xoá được về cơ bản tình trạng không cân xứng giữa khối lượng công việc, trách nhiệm công việc, rủi ro trực tiếp của cá nhân trong công việc được phân công phụ trách với thu nhập được hưởng và tình trạng thu nhập được cào bằng hiện nay trong đội ngũ cán bộ tín dụng toàn Chi nhánh;

+ Là cơ sở kinh tế để gìn giữ, chăm bồi, đào tạo cán bộ tín dụng có chất lượng, tránh tình trạng chảy máu chất xám của những cán bộ tín dụng giỏi, có đạo đức, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp của Ngân

Hàng Công Thương Cà Mau, điều này đặc biệt hết sức cần thiết trong bối cảnh năm 2007 và các năm kế tiếp sẽ có khá nhiều chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần đến Cà Mau hoạt động kinh doanh.

Nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khách hàng :

Phân tích đánh giá khách hàng là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, thẩm định để đánh giá chính xác khách hàng, từ đó quyết định việc cho vay đúng, việc đánh giá khách hàng có thể được thực hiện một cách khoa học theo phương pháp 5C gồm: Thẩm định tư cách (Character), điều kiện (Condition), thế chấp (Colateral), vốn (Capital), khả năng hoàn trả (Capital). Hoặc nghiên cứu và thẩm định theo nguyên tắc PAPERS gồm các giai đoạn: thẩm định con người (Person), lượng tiền (Amount), mục đích (Purpose), vốn tự có (Equity), hoàn trả (Repayment), bảo đảm (Security) hay thông qua các chỉ tiêu sau:

 Đánh giá uy tín của khách hàng: gồm đánh giá uy tín, tư cách đạo đức phẩm chất của người chủ, người điều hành và uy tín của người này với những người xung quanh, người thân, bạn bè, đồng thời đánh giá uy tín của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó an toàn hay mạo hiểm.

 Đánh giá năng lực pháp lí của doanh nghiệp: thông qua quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, đánh giá năng lực của người đại diện. Điều này giúp Ngân hàng biết được khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật.

 Phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp: Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong những năm gần nhất (thường là 3 năm), Ngân hàng tiến hành phân tích mức độ rủi ro của khoản vay sau này. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được thực hiện thông qua nhóm các chỉ tiêu. Tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ cơ cấu vốn, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinh lời, thị phần sản phẩm trên thị trường.

 Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận hay năng lực kinh doanh của khách hàng: là doanh nghiệp thông qua việc đánh giá thị trường và sản phẩm, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm, các nguồn lực cho sản xuất và chất lượng quản lý của doanh nghiệp.

 Phân tích điều kiện kinh doanh: Ngân hàng đánh giá sự biến động của nền kinh tế, khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ mở rộng cho vay ngược lại thì thắt chặt cho vay.

Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp: Chính sách tín dụng phù hợp khi Ngân hàng lựa chọn hay xác định mục tiêu cho hoạt động tín dụng là lợi nhuận, an toàn, lành mạnh. Sự lành mạnh được biểu hiện thông qua hiệu quả của Ngân hàng và khách hàng, Ngân hàng thu được gốc, lãi bằng kết quả kinh doanh của khách hàng chứ không phải từ việc phát mãi tài sản. Còn hiệu quả của khách hàng chính là việc sử dụng hiệu quả khoản vay vào hoạt động kinh doanh của mình như nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đảm bảo được uy tín của mình đối với bạn hàng, kịp thời giải quyết khó khăn về vốn của khách hàng .

Từ các mục tiêu trên, Ngân hàng quy định những nội dung cần thiết để từ đó làm cơ sở hướng dẫn cho quá trình thực hiện cho vay.

Tăng cường công tác kiểm tra của Ngân hàng :

+ Kiểm tra truớc khi cho vay: là toàn bộ công việc kiểm tra từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng cho đến khi Ngân hàng duyệt kế hoạch vay vốn, ký hợp đồng tín dụng.

+ Sau khi đã cho vay, Ngân hàng cần kiểm tra xem khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích không, xem xét vật tư, hàng hóa hình hành từ vốn vay, tiến độ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm và việc trả gốc lãi cho Ngân hàng đúng thời hạn.

+ Kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như chấp hành kế hoạch dư nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. trong quá trình kiểm tra, cần xem xét cơ cấu dư nợ với nguồn vốn. những biện pháp để tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn vốn của các tổ chức kinh tế trên địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Kiểm tra hồ sơ cho vay: Cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ cho vay. Đặc biệt cần lưu ý đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn, như giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh. Đối với giấy đề nghị vay vốn, cần làm rõ mục đích và lý do của việc vay tiền. Phương án sản xuất kinh doanh cần phải làm rõ những điều kiện cụ thể thực hiện phương án, dự án, môi trường kinh doanh, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, khả năng tiêu thụ sản phẩm.

+ Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ; việc đối chiếu dư nợ vay trực tiếp giữa Ngân hàng và khách hàng giúp Ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của cán bộ tín dụng.

Sử dụng có hiệu quả công cụ bảo đảm: Để bảo toàn vốn cho vay, nhất là đối với khách hàng chưa quen biết, mức độ tín nhiệm của khách hàng với Ngân hàng chưa cao, Ngân hàng phải sử dụng các đảm bảo tín dụng để giảm bớt mức độ rủi ro, tạo điều kiện thu hồi nợ chắc chắn. Đối với các tài sản thế chấp như đất đai, nhà cửa…Ngân hàng phải xác định đúng giá trị tài sản và đầy đủ thủ tục theo yêu cầu pháp lý của các giao dịch đảm bảo, đồng thời phải tính đến sự mất giá tương đối của tài sản nếu như khách hàng không trả được nợ, phải phát mại tài sản để thu hồi nợ cho Ngân hàng.

Thực hiện tốt việc phân tán rủi ro : Theo kinh nghiệm thì chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau không nên tập trung cho vay một khu vực, một lĩnh vực kinh tế nào đó và không nên tập trung cho vay số lượng quá lớn với một hoặc một số đối tượng khách hàng. Điều này có thể làm giảm mức độ an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Việc phân tán rủi ro được thực hiện bằng nhiều hình thức: bảo lãnh, bảo đảm, tận dụng hoạt động của ngành bảo hiểm, tham gia đồng tài trợ.

Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nhân lực có hiệu quả chất lượng cao: Con người là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong quan hệ tín dụng. Xã hội càng phát triển đòi hỏi cán bộ tín dụng phải ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Người làm công tác tín dụng và quản lý phải biết vận dụng kiến thức tổng hợp về khoa học tự nhiên xã hội cũng như công nghệ Ngân hàng để có thể xem xét các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, phương thức tổ chức kinh doanh, quan hệ xã hội và các vấn đề liên quan đến pháp luật, phương án và trả nợ… Đồng thời, họ phải có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức tốt. Muốn vậy, Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng của cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng thông qua bồi dưỡng nâng cao trình độ, sắp xếp họ phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người.

Sử dụng các công cụ tài chính để phòng ngừa, san sẻ rủi ro: Ngân hàng nên sử dụng các công cụ như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa các rủi ro mang tính truyền thống.

−Đẩy mạnh cơ cấu đầu tư ngắn hạn, đa dạng hoá khách hàng, chú trọng đầu tư ngành, doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, hạn chế cho vay đối với những khách hàng đã từng có nợ quá hạn.

−Mở rộng các hình thức cho vay như: hình thức tín chấp đối với cán bộ công nhân viên sử dụng cho mục đích mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà, tiêu dùng…

−Đối với các khoản vay lớn nên cho vay theo hạn mức, giải ngân theo tiến độ thực hiện của dự án. Đẩy mạnh công tác kiểm tra trước khi cho vay 100% đối với các món vay mới, đảm bảo tính hiệu quả của dự án.

−Cán bộ tín dụng phải theo dõi vốn vay của nông dân có đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng vì nông dân ít khi vay tiền về mà họ sử dụng hết vào sản xuất mà họ sẽ trích một phần vào tiêu dùng vì vậy cán bộ tín dụng chia nhiều lần nhận nợ để đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích.

• Đối với nông nghiệp thì Ngân hàng nên đầu tư đủ vốn cho nông dân sản xuất một mùa, có như vậy thì họ mới dễ dàng trả nợ cho Ngân hàng. Không nên đầu tư vốn sản xuất cho hai vụ mùa liên tục rồi mới thu nợ, như vậy Ngân hàng sẽ kó thu hồi nợ vì nông dân họ thu hoạch một mùa vụ thì sẽ sử dụng hết số tiền hõ thu được nên khi Ngân hàng để hai mùa vụ mới thu thì họ không có khả năng trả nợ làm nợ quá hạn Ngân hàng tăng lên.

Tóm lại: Ngân hàng thương mại nào muốn phát triển bền vững đều phải

quan tâm nhiều đến công tác tín dụng. Sự phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Để hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định cần có chính sách tín dụng hiệu quả.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận

Hòa cùng xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt biệt trong thời gían đầu ta gia nhập WTO. Các NHTM nói chung và Incombank Việt Nam nói riêng đang cố gắng đổi mới và đã khẳng định được vị thế vai trò của mình với những thành tựu đáng kể góp phần vào thành công chung của nền kinh tế của đất nước. NHCT Chi nhánh Cà Mau cũng đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững của tỉnh nhà.

Qua phân tích hoạt động tín dụng của NHCTVN Chi nhánh Cà Mau ta thấy Chi nhánh đã đạt được những thành tựu sau:

−Quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng với tổng nguồn vốn tăng qua các năm.

−Nghiệp vụ tín dụng giữ được khách hàng, giữ được tốc độ phát triển trong phạm vi kiểm soát. Thực hiện tốt chủ trương sàn lọc khách hàng yếu kém lựa chọn khách hàng tốt, an toàn, hiệu quả, doanh số thu nợ biến động tăng giảm tương ứng với doanh số cho vay.

−Nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm 2007

−Hệ số sử dụng vốn cao và bảo đảm an toàn vốn, tài sản cố định, ký quỹ mua công trái, trái phiếu và tài sản có khác.

−Công tác thu nợ được thực hiện tốt, luôn rất cao và có năm gần 100% doanh số cho vay.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, Chi nhánh vẫn còn một số vấn đề sau:

−Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm, nhưng vẫn còn cao so với các NHTM khác trên địa bàn.

−Vốn huy động trên tổng nguồn vốn còn thấp, nguồn vốn huy động chưa được đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nên Chi nhánh còn phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hòa từ cấp trên.

−Mặc dù còn một vài hạn chế nhưng với những kết quả to lớn mà Chi nhánh đã đạt được cùng với sự cố gắng, nổ lực không những để góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Ngân hàng đã ngày càng tạo được lòng tin

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w