Bên trong Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (Trang 79 - 80)

b. Khó khăn

5.1.2Bên trong Ngân hàng

Ngoài các kết quả đạt được Ngân hàng đạt được trong những năm qua, Ngân hàng vẫn còn một số tồn tại như sau:

+ Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân ngày càng cao nhưng vốn Ngân hàng chủ yếu lại là vốn điều chuyển, vốn huy động thấp. Chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn nhiều so với vốn huy động, nên mặc dù hoạt động có hiệu quả nhưng lợi nhuận đem lại chưa cao lắm.

+ Tốc độ tín dụng tăng nhanh nhưng tốc độ gia tăng nợ xấu cũng nhanh, điều này sẽ làm phát sinh rủi ro cho Ngân hàng nếu Ngân hàng không có giải pháp phòng ngừa hợp lý.

+ Trong huy động vốn, nguồn vốn chủ yếu huy động được là không thời hạn, chủ yếu là tiền gửi thanh toán điều này làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của Ngân hàng.

+ Tuy đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cho vay nhưng tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn còn khá cao, như thế Ngân hàng sẽ không sử dụng có hiệu quả vốn huy động trung và dài hạn.

+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tuy chưa vượt qua mức 7% nhưng năm 2007 tỷ lệ này đã lên gần tới 6,69% đã là khá cao nên Ngân hàng cần có những biện pháp kịp thời để điều chỉnh lại tỷ lệ này tránh rủi ro cho hoạt động của mình.

+ Tuy cuối năm 2007 chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng chiếm tỷ trọng là 55,6% thị phần tín dụng của tỉnh nhưng đây vẫn chưa thực sự cao so với qui mô của Ngân hàng. Do những quy định trong cho vay vốn của Ngân hàng còn quá cứng nhắc nên mặc dù hiện nay nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, các TCKT, các cá nhân là rất lớn mà Ngân hàng lại không thể đáp ứng để mất đi cơ hội đầu tư lớn.

+ Do chưa đủ về nhân lực để mở rộng thẩm định hồ sơ vay vốn cho các doanh nghiệp của cán bộ thẩm định, nên Ngân hàng vẫn chưa mở rộng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp mà đây là loại hình cho vay mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (Trang 79 - 80)