Phân tích thu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Long An (Trang 43 - 45)

Cũng như doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng được Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Nó phản ánh khả năng theo dõi, quản lý nợ khách hàng của cán bộ tín dụng. Doanh số cho vay cao chưa hẳn là tốt mà còn phải xem xét đến việc thu hồi nợ, chính vì vậy mà doanh số thu nợ là nhân tố phản ảnh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Quốc doanh 133.359 96.495 157.017 -36.864 27,643 60.522 62,72 Ngoài Quốc doanh 162.347 422.057 933.380 259.710 159,97 511.323 121,15

Tổng thu nợ 295.70 6 518.55 2 1,090.39 7 222.84 6 75,36 571.84 5 110,28 (Nguồn: Phòng tín dụng)

Nhìn chung tình hình thu hồi nợ của chi nhánh đối với thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2005 doanh số này đạt 113.359 triệu đồng. Đây là con số khá cao chiếm tỷ trọng trên 40% tổng doanh số

thu nợ. Nhưng đến cuối năm 2006 chỉ tiêu này chỉ đạt được 96.495 triệu đồng, giảm 36.864 triệu đồng hay giảm 27,64% so với cùng kỳ năm 2005. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả do những tác động của thị trường. Sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp này dần dần được dỡ bỏ. Mặt khác năm 2006 Việt Nam đang trong tiến trình cắt giảm thuế theo khung của AFTA, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thích ứng và cạnh tranh kịp với các mặt hàng nước ngoài. Chính vì thế mà các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn cả về đầu vào nguyên liệu lẫn đầu ra cho sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Đến năm 2007 tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng trong lĩnh vực này tăng lên khá cao so với cùng kỳ năm 2006 đạt doanh số 157.017 triệu đồng tăng 60.522 triệu đồng, tương ứng tăng 62,72% so với năm 2006. Từ kết quả trên cho thấy tình hình thu hồi nợ của chi nhánh năm 2007 đạt hiệu quả khá cao. Nguyên nhân là do trong năm 2007 hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước được củng cố, chấn chỉnh phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả, thích ứng được với môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Chi nhánh hạn chế cho vay các doanh nghiệp nhà nước nhưng khả năng thu hồi nợ từ nhóm khách hàng này được cải thiện do công tác thu hồi nợ được chi nhánh đặc biệt quan tâm.

Ngược lại, doanh số thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2006 doanh số này đạt 422.057 triệu đồng tăng 259.710 triệu, tức tăng gần 159,97% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng cao đạt gần 933.380 triệu đồng, tăng 511.323 triệu, tương ứng tăng 121,15% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này một phần là do doanh số cho vay đối với thành phần này liên tục tăng qua ba năm, năm sau tăng cao hơn năm trước. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân không chỉ các doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động từ trước mà còn mới xuất hiện các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và du lịch. Không những thế hiện nay theo chính sách phát triển kinh tế của nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh trong việc linh hoạt quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, chủ động điều

chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường nên đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Do đó thu hồi nợ của Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn.

Năm 2005 55% 45% Năm 2006 19% 81% Năm 2007 86% 14% Quốc doanh Ngoài QD

Hình 10. Kết cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm

Bên cạnh đó, từ tình hình phân tích doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ta có thể nhận thấy được chất lượng tín dụng và khả năng luân chuyển vốn của Ngân hàng theo đối tượng này ngày càng được nâng cao. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 81% tổng tỷ trọng tăng 26% so với năm 2005. Đến 12/2007 tỷ trọng này tăng thêm 5% so với năm 2006 chiếm 86% tổng tỷ trọng. Còn đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì đến năm 2006 chiếm tỷ trọng 19% trên tổng doanh số thu nợ giảm 26% so với năm 2005, sang năm 2007 tỷ trọng này tiếp tục giảm thêm 5% so với cùng kỳ năm 2006 với mức tỷ trọng chiếm 14%.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Long An (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w