Theo P.Volker, cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu NH không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng luân tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ NH nào, kể cả NH thế giới. Bởi những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Do vậy, điểm khác biệt của các NH là năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng quản lý nợ xấu, khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được. Tình hình nợ xấu của BIDV được thể hiện như sau:
Bảng 6: TÌNH HÌNH NỢ XẤU VÀ SỐ TIỀN TRÍCH DỰ PHÒNG CỦA NH Đvt: Triệu đồng Chỉtiêu 2005 2006 2007 % Trích DP Nợ nhóm 1 316.718 0 411.801 0 605.634 0 0 Nợ nhóm 2 260.513 13.025 280.760 14.038 282.696 14.134 5 Nợ nhóm 3 7.316 1.463 76.348 15.269 32.663 6.532 20 Nợ nhóm 4 824 412 321 160 1.212 606 50 Nợ nhóm 5 81.605 81.065 39.175 39.175 622 622 100 95.965 68.912 21.894 Dư nợ 666.976 808.405 922.827 Tỷ lệ nợ xấu 13.4% 14.3% 3.73%
Dựa vào bảng số liệu do phòng nguồn vốn cung cấp. Ta có thểđánh giá về hiệu quả tín dụng của ngân hàng như sau.
Trong 2 năm 2005, 2006. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng khá cao. Năm 2005 là 13,4%. Trong khi đó tỷ lệ này năm 2006 là 14,3%. Đặc biệt trong năm 2005. Dư nợ của nhóm 5 là cao nhất. Tổng số dư nợ của nhóm 5 là 81.605 triệu đồng. Đây là một con số rất lớn. Nó ảnh hưởng lớn đến số tiền trích dự phòng của ngân hàng.( Năm 2005 trích dự phòng lớn nhất 95.965 triệu đồng).
Trong năm 2006 tuy tỷ lệ nợ xấu cao 14,3%. Nhưng số dư nợ của nhóm 5 lại giảm rất nhiều. Giảm 39.175 triệu đồng. tương đương 51,9%.
Năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đạt kết quả rất tốt( 3,73%). Đây thực sự là một con số rất tốt nếu so với tỷ lệ nợ xấu của năm 2006.
Trong 2 năm 2006 và 2007. Dư nợ của nhóm 5 liên tục giảm. Điều này là do trong năm 2005. Ngân hàng phân loại dư nợ theo điều 6 của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Còn trong 2 năm tiếp theo. Ngân hàng phân dư nợ theo điều 7, cũng của quyết định này. Khi phân nhóm dư nợ theo điều 7. Ngân hàng có thể cơ cấu lại thời hạn cho vay và thu hồi nợ, ngoài ra có thể xếp loại tín dụng theo cách phân loại doanh nghiệp của Ngân hàng BIDV. Điều này làm giảm được dư nợ của nhóm 5. Dẫn đến dư nợ của nhóm 5 liên tục giảm qua từng năm. Từ 81.605 triệu đồng xuống còn 39.175 triệu đồng trong năm 2006. Và giảm xuống chỉ còn 622 triệu đồng trong năm 2007. Việc phân nhóm dư nợ theo điều 7, không những giúp chi nhánh làm đẹp bảng báo cáo của mình, mà còn có ý nghĩ thực tế. Hạn chế số dự phòng phải trích cho các khoản nợ, dẫn đến có nhiều vốn hơn để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sinh lời và thể hiện mức độ an toàn trong kinh doanh tiền tệ.