Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh (Trang 53 - 54)

Để thấy được tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế có hiệu quả hay không, ta tiến hành phân tích số liệu sau:

Bảng 15: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Cá thể Hộ sản xuất 103.569 138.092 227.711 34.523 33,33 89.619 64,90 Công ty CP - TNHH - - 4.850 - - 4.850 - Tổng cộng 103.569 138.092 232.561 34.523 33,33 94.469 68,41 (Nguồn: Phòng tín dụng)

Cá thể, hộ sản xuất kinh doanh: Tổng doanh số thu nợ năm 2005 là

103.569 triệu đồng. Sang năm 2006, do các hộ làm ăn có hiệu quả, thu nhập tương đối ổn định nên đã trả nợ cho ngân hàng làm doanh số thu nợ năm này tăng lên 34.523 triệu đồng. Năm 2007, doanh số thu nợ tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng tương ứng là 64,90% so với năm 2006. Sự gia tăng này phù hợp với tốc độ tăng của doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, nếu doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, doanh số thu nợ tăng qua các năm chứng tỏ công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ tín dụng làm khá tốt.

Đối với Công ty cổ phần và Trách nhiệm hữu hạn: Doanh số thu nợ đối

với thành phần kinh tế này chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so với tổng doanh thu. Năm 2007, doanh số thu nợ của Công ty CP - TNHH là 4.850 triệu đồng chiếm 2,09% tổng doanh số thu nợ. Sở dĩ đạt kết quả như thế là do Ngân hàng chú trọng hơn đến các dự án kinh doanh khả thi và sự làm ăn ngày càng có hiệu quả của thành phần kinh tế còn khá mới mẽ này cộng với việc luôn theo dõi, kiểm tra và giám sát thường xuyên của các cán bộ tín dụng nên công tác thu nợ mới có kết quả khá tốt như vậy.

Qua phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp có thể khẳng định thành phần kinh tế có nhu cầu vốn nhiều nhất chính là kinh tế tư nhân mà đặc biệt là hộ cá thể. Đây là thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả, bằng chứng là việc hoàn trả nợ cho ngân hàng luôn được thực hiện tốt khi đáo hạn. Đầu tư cho thành phần kinh tế này ít rủi ro vì bản thân hộ vay vốn sẽ chịu trách nhiệm về món vay của mình nên đa số đều sử dụng vốn đúng mục đích.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh (Trang 53 - 54)