Tình hình dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình (Trang 38 - 41)

Trong 3 năm gần đây, Chi nhánh đã chú trọng quan tâm hơn tới đối tượng khách hàng là DNVVN, do đó tỷ trọng cho vay DNVVN ngày càng tăng dần trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Tính đến tháng 12 năm 2007 tổng dư nợ toàn phòng khách hàng 2 là 528 tỷ, bao gồm 89 khách hàng doanh nghiệp và 15 khách hàng cá nhân.

 Dư nợ tín dụng chia theo thời hạn

Bảng 2.4

Dư nợ tín dụng đối với DNVVN chia theo thời hạn

(đơn vị tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

số tiền số tiền 06/05 số tiền 07/06 Dư nợ ngắn hạn 348,72 476,8 36,7% 420,5 -11,8% tỷ trọng(%) 85 89 80 Dư nợ trung hạn 27,55 16,57 -39,8% 59,43 59% tỷ trọng(%) 7 3 11 Dư nợ dài hạn 33,83 44,1 30,4% 48,54 9% tỷ trọng(%) 8 8 9 Tổng dư nợ 410,1 537,4 31% 528,5 -2%

(Nguốn báo cáo tín dụng của phòng khách hàng DNVVN)

Xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn thì tỷ lệ dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung hạn và dài hạn (trên 80% tổngdư nợ). Tuy nhiên, dư nợ đối với các khoản vay trung dài hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dư nợ ngắn hạn, năm 2005 là 15%, năm 2006 là 11%, năm 2007 là 20%. Ngân hàng duy trì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ở mức cao hơn so với dư nợ

trung dài hạn. Điều này chứng tỏ Chi nhánh luôn tăng cường kiểm soát tăng trưởng hoạt động tín dụng đặc biệt đối với DNVVN nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Mặt khác, Chi nhánh không chỉ quan tâm đến vấn đề giảm thiểu rủi ro mà còn chú trọng mở rộng tín dụng. Chính vì vậy mà các khoản tín dụng trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh, phù hợp với mục tiêu phát triển của Chi nhánh.

 Dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo

Trong 3 năm gần đây, cơ cấu dư nợ của Chi nhánh có nhiều thay đổi. Đặc biệt, năm 2006 là năm bắt đầu thực hiện các QĐ 070; 071; 072/ QĐ- HĐQT ngày 03/4/2006 của HĐQT- NHCTVN ban hành với định hướng là tăng cường chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao các tiêu chuẩn tín dụng sàng lọc khách hàng. Tiêu chuẩn này nhằm thắt chặt hơn những quy định về cho vay nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Chi nhánh. Do đó, cơ cấu dư nợ theo TSBĐ của Chi nhánh cũng như đối với DNVVN có sự thay đổi đáng kể.

Dư nợ tín dụng theo TSBĐ (đơn vị tỷ đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 dư nợ không có TSBĐ 84 98,9 76,8 Tỷ trọng (%) 20,5 18,4 14.5 Tổng dư nợ 410,1 537,4 528,5

(Nguồn báo cáo tín dụng của phòng khách hàng DNVVN)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ lệ cho vay không có TSBĐ ngày càng giảm đi do ngân hàng nâng cao điều kiện cho vay. Ngân hàng chú trọng cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt ưu tiên đối với các khoản vay có TSBĐ có tính thanh khoản cao nhằm đảm bảo khả năng thu nợ an toàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w