Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 28 - 32)

Cho vay tiêu dùng như chúng ta đã nói ở phần trên, hiện tại cho vay tiêu dùng đang là mục tiêu phát triển của các ngân hàng thương mại. Chúng được thực hiện theo quy trình như các khoản cho vay tín dụng của ngân hàng

Bước 1 : Phân tích khách hàng và món vay trước khi cấp tín dụng

Đây là bước vô cùng quan trọng nó là phu thuộc vào những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm có khả năng đánh giá nhận xét khách hàng chính xác và hợp lí nhằm không đánh rơi khách hàng cũng như là thu được nguồn lợi lớn nhất cho ngân hàng

Các phương pháp thu thập và xử lí thông tin

- Nói chuyện trực tiếp với khách hàng, đặc biệt là xuống tận nhà xưởng của khách hàng để kiểm tra về tính chính xác cũng như là giá trị ngầm của khách hàng qua vị trí địa lí hay là lợi thế cạnh tranh

- Hoặc là tìm kiếm các thông tin qua các đối tác đã từng làm việc với ngân hàng cũng như đã từng làm việc với khách hàng để có được những thông tin quan trọng, vì thực tế để tìm hiểu được một khách hàng trong thời gian ngắn không phải là chuyện dễ. Vì vậy tìm hiểu bằng nhiều phương pháp sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian cũng như là để giải ngân sớm cho khách hàng

- Ngân hàng có thể có được các thông tin thông qua các bản báo cáo mà khách hàng đã gửi cho khách hàng. Ngân hàng yêu cầu khách hàng gửi cho ngân hàng các bản báo cáo tài chính, bản cân đối kế toán, báo cáo ngân quỹ.

Phân tích và đánh giá khả năng cho vay

Đánh giá tài sản của khách hàng : thông qua các tài sản có của ngân hàng được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Đối với doanh nghiệp thì ngân hàng xem tài sản qua bảng cân đối kế toán còn đối với cá nhân thì ngân hàng dựa trên tình hình về lương hàng tháng và các khoản thu nhập khác. Các thông tin trên sẽ quyết định khả năng giải ngân của ngân hàng vì ngân hàng đã có thể quản lí được tài sản đảm bảo.

Ngân quỹ: bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt trong két, các khoản phải thu. Ngân quỹ là một dạng tài sản của doanh nghiệp dùng để chi trả các khoản phát sinh

Các chứng khoán có giá: đây là các loại giấy tờ có giá, giúp cho doanh nghiệp có tiền mặt khi cần

Hàng hóa tồn kho: đây là loại hàng hóa mà doanh nghiệp còn tồn trong kho chưa bán được trong kì. Hàng tồn kho này có thể đó là một chiến lược dài hạn của doanh nghiệp khi chưa vội bán ra hoặc là lượng hàng ứ đọng không bán ra được do kém phẩm chất hay là thị trường tiêu thụ chậm. Ngân hàng cần đánh giá lại giá trị của lượng hàng tồn kho để có các biện pháp đánh giá tài sản hợp lí..

Tài sản cố định: Nhà cửa, tran thiết bị, các phương tiện vận tải Bước 2

Xây dựng và kí kết hợp đồng

Hợp đồng tín dụng là ghi lại thỏa thuận của ngân hàng với khách hàng về nội dung khoản vay và cam kết của khách hàng đối với ngân hàng

Nội dung chính của bản hợp đồng tín dụng gồm có Khách hàng: họ và tên, địa chỉ

Mục đích sử dụng: khách hàng chỉ rõ vay khoản tiền này với mục đích sử dụng là gì

Số lượng tín dụng : khách hàng muốn vay khoản tiền là bao nhiêu, bằng loại tiền nào

Lãi suất: hợp đồng ghi rõ lãi suất mà ngân hàng thỏa thuận với khách hàng Thời hạn tín dụng: thời hạn tín dụng được xác định cụ thể giữa khách hàng với ngân hàng, là thời hạn mà ngân hàng sẽ chấp nhận giải ngân toàn bộ số tiền mà khách hàng có nhu cầu vay được tính từ lúc khách hàng nhận món vay đầu tiên tới khi ngân hàng giải ngân món vay cuối cùng

Bước 3

Giải ngân và kiểm soát khi cho vay vốn

Đây là giai đoạn sau khi đã hoàn thành xong các thủ tục cần thiết và tới lúc ngân hàng giải ngân cho khách hàng số tiền mà khách hàng yêu cầu, và đồng thời ngân hàng thực hiện công việc theo dõi và kiểm tra khoản vay của khách hàng. Khi có một vấn đề nào đó thì ngân hàng có thể yêu cầu trực tiếp khách hàng hoàn trả ngay vốn vay để đảm bảo cho khoản mà ngân hàng cho vay

Bước 4

Thu nợ món vay

Quan hệ tín dụng kết thúc khi mà ngân hàng thu hết gốc và nợ. nếu có vấn đề gì xảy ra như là khách hàng chậm thanh toán hay là chây ì trong việc thanh toán thì ngân hàng cần có biện pháp xử lí, như là niêm phong tài sản đảm bảo … nếu mà khách hàng thực hiện tốt thì có thể thực hiện một hợp đồng tín dụng khác

Đến đây là đã kết thúc một hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại Tại mỗi bước đều có một nhiệm vụ cụ thể, và phải thực hiện theo trình tự các bước và nhiệm vụ cụ thể

- Đó là những bước để thực hiện một hợp đồng thực hiện tín dụng, ngày nay trên thế giới thì các ngân hàng lớn đều sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng để có

thể đánh giá một cách chính xác và khách quan đối với từng cá nhân đến vay vốn tại ngân hàng. Hệ thống chấm điểm tín dụng là phương pháp mà ngân hàng lượng hóa rủi ro có thể xẩy ra đối với một vấn đề thông qua hệ thống thang điểm. tại các ngân hàng thì hệ thống chấm điểm khác nhau, và cũng tại mỗi ngân hàng thì đối với các loại khách hàng cũng có những thang điểm khác nhau. Đây chính là công cụ vô cùng quan trọng giúp cho ngân hàng có thể xác định chuẩn các khách hàng, và tạo nên tính khách quan đối với mỗi khách hàng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.

Những người trực tiếp chấm điểm tín dụng là các cán bộ tín dụng. đối với mỗi ngân hàng khách nhau sẽ có những thang điểm khách nhau, mỗi thang điểm sẽ có quyết định khác nhau: xác định giới hạn tín dụng, tiếp đến là quyết định cấp tín dụng bao nhiêu: từ chối hay là đồng ý, các giá cả về khoản vay như là thời hạn và lãi suất cho vay, xác định các tài khoản đảm bảo mà khách hàng có thể có. Mặt khác hệ thống chấm điểm này cũng đánh giá khả năng thực tại của khách hàng.

Với hệ thống chấm điểm như vậy ngân hàng muốn xây dựng một khung cụ thể cho từng khoản vay, hệ thống chấm điểm càng chi tiết thì cán bộ tín dụng làm việc cảm thấy thoải mái và không bị áp lực đối với công việc do vậy mà thẩm định một dự án sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. để ngày càng hoàn thiện quy trình chấm điểm thì các kết quả chấm điểm phải được lưu trữ đầy đủ cùng với hồ sơ tín dụng, kể cả các khách hàng không bị từ chối do số điểm không vượt quá yêu cầu của ngân hàng

Ưu điểm của phương pháp chấm điểm tín dụng

Hệ thống chấm điểm này đang được rất nhiều ngân hàng áp dụng, hệ thống này có tác dụng có thể giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn các hợp đồng tín dụng mà không cần nhiều nguồn nhân lực điều đó sẽ là giảm chi phí cho ngân hàng và mặt khác thì hệ thống tính điểm đã có chuẩn cho trước nên đối với những cán bộ chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng có thể chấm điểm cho một hợp đồng tín dụng, mặt khác hệ thống tính điểm này sẽ làm rút ngắn thời gian kiểm duyệt một hợp đồng tín dụng, và những quan điểm cá nhân sẽ không tồn tại trong việc chấm điểm này nên việc cho vay là hết sức khách quan.

Bên cạnh những mặt ưu điểm thì hệ thống chấm điểm tín dụng cũng tồn tại những mặt hạn chế đó là ngân hàng có thể mất đi những khách hàng tốt mà hệ thống tính điểm không có chuẩn về mặt đó, hay là những phương án rất khả thi

Mặt khác thì hệ thống chuẩn điểm được xây dựng trên tiêu chuẩn của quá khứ, từ những hợp đồng đã thực hiện do vậy mà chất lượng tín dụng trong tương lai sẽ không được ngân hàng cập nhật.

Để hạn chế các nhược điểm trên thì yêu cầu ngân hàng phải thường xuyên xem xét, kiểm tra lại hệ thống chấm điểm của ngân hàng mình, xem xét lại các tiêu thức, các đối tượng mặt hàng được ưu tiên, ngân hàng cân thay đổi thường xuyên để có thể thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi của nền kinh tế, hệ thống chấm điểm của ngân hàng mà không được thay đổi thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới khách hàng của ngân hàng trong tương lai, từ đó sẽ mang lại rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối diện trong tương lai khi mà những khách hàng tốt lần lượt bị ngân hàng từ chối

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w