Phát triển dịch vụ chuyển tiền điện tử phục vụ dân cư qua ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thanh toán điện tử tại NH công thương khu vực Hai Bà Trưng (Trang 60 - 62)

II. Những giải pháp cụ thể

1. Phát triển dịch vụ chuyển tiền điện tử phục vụ dân cư qua ngân hàng

Ngân hàng công thương là một trong các ngân hàng thương mại đã ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt trong công tác thanh toán, chuyển tiền.

Phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ này của Ngân hàng công thương ngày càng rộng, phát triển, với chất lượng dịch vụ đạt hiệu quả cao. Ngoài đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp thì việc phát triển dịch vụ chuyển tiền cho dân cư có ý nghĩa quan trọng nhằm cơ cấu lại nguồn thu nhập, góp phần từng bước xã hội hoá hoạt động ngân hàng công thương.

Một trong những đặc điểm cơ bản và lợi thế của Ngân hàng công thương là địa bàn hoạt động thường ở khu vực kinh tế tập trung và sôi động tại các địa

phương. Công tác thanh toán đã được hiện đại hoá đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chi phí thấp, hiệu quả. Nhưng hiện nay các tầng lớp dân cư chưa sử dụng nhiều dịch vụ chuyển tiền qua Ngân hàng công thương mặc dù biết rằng dịch vụ chuyển tiền qua Ngân hàng công thương thấp hơn nhiều so với chuyển tiền qua bưu điện. Để có thể phát triển dịch vụ chuyển tiền trong dân cư thì Ngân hàng công thương cần mở rộng dịch vụ này tới tận phòng giao dịch (hoặc các quỹ tiết kiệm), có thể tóm tắt như sau:

+ Tại các phòng giao dịch (hoặc các quỹ tiết kiệm) được trở thành địa chỉ là nơi khách hàng trực tiếp chuyển và nhận tiền từ nơi khác đến. Các giao dịch chuyển tiền đi, đến các phòng giao dịch sẽ được truyền nhận tự động hoặc bán tự động qua hệ thống máy vi tính giữa chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.

+ Tại chi nhánh:

- Nếu giao dịch chuyển tiền đi, đến từ phòng giao dịch của một chi nhánh đến phòng giao dịch của một chi nhánh khác thì tại các chi nhánh Ngân hàng công thương sẽ thực hiện chuyển tiếp, nhận đến, đối chiếu cuối ngày cho các phòng giao dịch trực thuộc.

Ví dụ: Một khách hàng muốn chuyển tiền từ phòng giao dịch A1 của chi nhánh Ngân hàng công thương A đến phòng giao dịch B1 của chi nhánh Ngân hàng công thương B. Như vậy khách hàng sẽ đến phòng giao dịch A1 thực hiện giao dịch chuyển tiền. Sau khi kiểm tra các yếu tố nếu thấy phù hợp phòng giao dịch A 1 sẽ nhập số liệu vào chương trình máy tính và truyền số liệu về chi nhánh Ngân hàng công thương A, Ngân hàng công thương A tiến hành kiểm soát chứng từ rồi nhập và chuyển tiền cho chi nhánh Ngân hàng công thương B qua chương trình thanh toán điện tử.

Tại chi nhánh B sau khi nhận được bảng kê chuyển tiền từ chi nhánh sẽ chuyển tiếp tới phòng giao dịch B1, người nhận tiền sẽ đến phòng giao dịch B1 để nhận tiền.

Như vậy, để thực hiện theo mô hình này cần có một quy trình cụ thể mang tính pháp lý nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, bộ phận tham gia, nghiên cứu và xây dựng chương trình máy tính phục vụ cho chuyển tiền và

thanh toán giữa chi nhánh Ngân hàng công thương và các phòng giao dịch trực thuộc (hoặc các quỹ tiết kiệm).

Với mô hình này, Ngân hàng công thương có thể nâng số địa điểm tham gia chuyển tiền lên nhiều lần, sẽ là tiền đề để mở rộng và áp dụng các công cụ thanh toán hiện đại, góp phần từng bước xã hội hoá công tác thanh toán nói chung, hoạt động thanh toán điện tử của Ngân hàng công thương nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thanh toán điện tử tại NH công thương khu vực Hai Bà Trưng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w