Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương (Trang 64 - 72)

III. Kiến nghị

2.Đối với Nhà nước

2.1. Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế.

Vấn đề tạo lập môi trường pháp lý rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế nói chung và càng có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng, trong đó có công tác thanh toán quốc tế.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như: bộ luật dân sự, luật thương mại, luật thuế,... Các văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng như: Luật Ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng được quốc hội khoá 10, kỳ họp thứ 2 thông qua và có hiệu lực từ 1/10/1998, quyết định của Ngân hàng nhà nước về thu phí dịch vụ, quyết định của Thủ tướng chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu,

những văn bản về qui chế mở L/C trả chậm,... Tuy nhiên, có thể nói trong đó có những văn bản pháp luật còn thiếu sót, ban hành từ lâu không còn phù hợp với điều kiện mới.

Để tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho các Ngân hàng hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng thì những văn bản pháp lý nói chung thì những văn bản pháp lý trên cần phải hoàn thiện và cần:

a. Nghiên cứu ban hành luật ngoại hối.

Công tác quản lý và chính sách về ngoại hối có vai trò quan trọng, nó được coi là công cụ đắc lực trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Thông qua các chính sách về quản lý ngoại tệ, quản lý vay nợ và đầu tư nước ngoài, quản lý vàng bạc và kiều hối, điều hành tỷ giá,... Chính sách quản lý ngoại hối tác động đến chính sách huy động vốn trong nước và nước ngoài, đến hoạt động sản xuất nhập khẩu của nền kinh tế, đến hoạt động của Ngân hàng và là mối quan tâm chung của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp.

Hiệu lực của các văn bản về quản lý ngoại hối đang còn tồn tại là một vấn đề khá nan giải cho việc áp dụng nó trong thực tế. Các qui định về quản lý ngoại hối nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau nên khi áp dụng phải dẫn chiếu từ nhiều nguồn. Do nhiều cấp, nhiều ngành cùng quy định một lĩnh vực nên không tránh khỏi chồng chéo, mâu thuẫn, dẫn đến bỏ sót hoặc buông lỏng những vấn đề đáng quan tâm. Mặt khác, do sự chồng chéo của các văn bản làm giảm hiệu lực của các văn bản đó.

Quản lý ngoại hối là một chính sách lớn của nhà nước, là công cụ điều hành nền kinh tế. Việc nghiên cứu ban hành luật ngoại hối là việc làm cần thiết, chỉ có như vậy mới tạo lập được môi trường pháp lý đầy đủ, làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của các Ngân hàng, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở luật ngoại hối mà tiến tới tổ chức thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam đồng thời loại trừ tình trạng đô la hoá .

Cũng phải nói thêm, tỷ giá hối đoái hiện nay đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một tỷ giá hối đoái linh hoạt thể hiện được mối quan hệ cung cầu nhưng có sự can thiệp của nhà nước sẽ là động lực khuyến khích các nhà xuất nhập khẩu thực hiện nhập khẩu hay xuất khẩu.

b. Nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật séc và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế thông thường áp dụng 2 loại văn bản pháp ký đó là các thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế.

- Hiện nay các văn bản mang tính chất thông lệ quốc tế nhiều như: Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, do phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1933, đã được sửa đổi nhiều lần và bản mới nhất là bản sửa đổi ban hành năm 1993 (UCP 500), luật thống nhất về hối phiếu theo công ước Giơ-ne-vơ năm 1930, công ước Giơ-ne-vơ về séc năm 1931, luật điều chỉnh hối phiếu và kỳ phiếu, luật séc về quốc tế của uỷ ban thương mại quốc tế Liên hợp quốc năm 1982, quy tắc về nhờ thu chứng từ,... Nói chung có nhiều văn bản pháp lý mang tính chất thông lệ quốc tế được áp dụng mang tính chất tuỳ ý, nếu áp dụng thì dẫn chiếu như UCP 500.

- Bên cạnh văn bản pháp lý mang tính chất thông lệ quốc tế cần có những văn bản pháp lý mang tình chất tập quán quốc gia. Thời gian vừa qua nước ta đã ban hành một số luật như: Bộ luật dân sự, luật thương mại. Tuy nhiên chúng ta chưa có luật về hối phiếu, luật séc... Nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế đối ngoại và hoạt động thanh toán quốc tế, để giải quyết những bất đồng giữa thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia, đồng thời để tránh được những tranh chấp và những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại và hoạt động thanh toán quốc tế cần nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật séc, và các văn bản pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế.

2.2. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Cán cân thanh toán quốc tế là công cụ tổng hợp và quan trọng để đánh giá và phân tích mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nó thể hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, hoạt động đầu tư và vay nợ, viện trợ nước ngoài. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế liên quan đến khả năng thanh toán của đất nước, của các Ngân hàng và tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của đất nước. Vì vậy, việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng. Để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế cần:

a. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại quốc tế.

Trong giai đoạn vừa qua cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, cán cân thương mại thâm hụt lớn là một vấn đề báo động. Việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại là vấn đề quan trọng cấp bách. Để cải thiện cán cân thương mại quốc tế thì phải cần thiết là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ nhập khẩu.

Hiện nay, hàng hoá Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước được mở rộng và có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu của chúng ta còn nghèo nàn, sản phẩm xuất khẩu chưa qua chế biến chiếm tỉ trọng lớn, định hướng phát triển nền kinh tế của nước ta nhiều khi còn quá thiên về thay thế hàng nhập khẩu. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chúng ta cần phải có các biện pháp:

Đẩy mạnh hoạt động tham gia tổ chức kinh tế thương mại Thái Bình Dương và các tổ chức thương mại thế giới. Cần khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên, sức lao động, đất đai. Cần đầu tư thích đáng vào những sản phẩm mà Việt Nam có ưu thế như: gạo, cao su, hàng thuỷ sản và lâm sản,... Hướng xuất khẩu phấn đấu từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu những sản phẩm đã qua chế biến. Nhà nước phải có những khuyến khích sản xuất và chế

biến hàng xuẩt khẩu, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi xuất cho vay đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu,...

Bên cạnh các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, cần có giải pháp quản lý nhập khẩu. Có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý hạn ngạch và công cụ thuế nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Tăng cường công tác chống buôn lậu,… Thực hiện tỷ giá hối đoái thích hợp, tỷ giá luôn đảm bảo có lợi cho nhà xuất khẩu.

b. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài.

Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài chúng ta cần tiếp tục tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp.

Việc quản lý vay nợ viện trợ cần phải được hoàn thiện, phải đáp ứng được hai mục tiêu một là nâng cao hiệu quả vốn vay và giữ đươc mức nợ nước ngoài trong một tỷ lệ tương ứng với năng lực trả nợ của đất nước.

Phải có chiến lược vay nợ viện trợ và qui chế sử dụng vay nợ viện trợ, việc quản lý vay nợ, viện trợ phải bao quát tất cả các khoản vay nợ như vay nợ của chính phủ, của các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp, phải có kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý và sử dụng vay nợ viện trợ.

LỜI KẾT

Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể. Bước sang thế kỷ 21, hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới chúng ta cần phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại hơn nữa, từng bước nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trước yêu cầu đổi mới này, đòi hỏi các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm nói riêng phải đổi mới cơ chế và chất lượng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cũng như công tác thanh toán quốc tế nói riêng mới có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đạt được mục đích đề ra. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, các Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều làm mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1996 còn rất non trẻ và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nâng cao, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là một yêu cầu bức thiết không chỉ đối với Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm mà còn đối với các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam để có thể đứng vững trên thị trường.

Những giải pháp nêu trên trong chuyên đề sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của mình hiện nay và trong tương lai.

Trong quá trình thực tập, em đã được cán bộ trong phòng Kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm tận tình giúp đỡ, em xin chân thành cảm ơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em xin gửi tới thầy giáo Tiến sỹ. Đàm Văn Huệ, người đã hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để thực hiện chuyên đề lòng biết ơn sâu sắc.

Mục Lục

Lời nói đầu... 1

Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại... 4

I- Sự cần thiết của hoạt động thanh toán quốc tế qua Ngân hàng... 4

1. Khái niệm về thanh toán quốc tế... 4

2. Sự cần thiết của thanh toán quốc tế qua Ngân hàng thương mại.... 4

3.Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng. ... 5

II- Các phương thức thanh toán quốc tế.... 7

III- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc của Ngân hàng thương mại.... 17

1. Nhân tố chủ quan.... 17

2. Nhân tố khách quan... 18

Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.... 20

I- Khái quát chung về chi nhánh Ngân Hàng Công thương Hoàn Kiếm... 20

1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh.... 20

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mấy năm gần đây.21 II- Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế ở Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.... 27

1. Sự ra đời và phát triển... 27

2. Quy trình một số nghiệp vụ thanh toán quốc tế chủ yếu ở Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm... 29

III- Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương

Hoàn Kiếm.... 39

1. Kết quả đạt được.... 39

2. Hạn chế và nguyên nhân... 40

Chương III: giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm... 43

I- Định hướng phát triển về hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh. ... 43

II- Một số giải pháp.... 45

1. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của Ngân hàng. ... 46

2. Nâng cao năng lực thực hiện thanh toán của đội ngũ cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế ... 48

3. Tăng cường huy động vốn ngoại tệ.... 49

4. Giải pháp thu hút khách hàng ... 50

5. Tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.... 54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.... 56

7. Đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế.... 58

8. Giải pháp khác.... 59

III. Kiến nghị.... 60

1. Đối với Ngân hàng công thương Việt Nam.... 60

2. Đối với Nhà nước.... 64

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương (Trang 64 - 72)