- Đối với NHTM: Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực
1.3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan
a) Kinh tế
Về tổng thể, nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Khi đó, các quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp NQD nói riêng sẽ phát triển lành mạnh. Và như thế, quy mô và chất lượng tín dụng đều được nâng cao. Một khi môi trường kinh tế không ổn định, môi trường kinh doanh biến động sẽ gây khó khăn cho hoạt động
của khu vực kinh tế NQD - khu vực không có sự hỗ trợ đặc biệt của nhà nước thì quy mô và chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng mà trước hết là nợ quá hạn tăng sau đó là quy mô tín dụng giảm dần.
b) Nhóm xã hội
Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin. Sự tín nhiệm là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng nào có uy tín cao thì sẽ thu hút khách hàng lớn. Khách hàng nào làm ăn hiệu quả, được tín nhiệm trong quan hệ tín dụng sẽ được vay vốn dễ dàng, được hưởng các ưu đãi của ngân hàng. Niềm tin lẫn nhau là cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng và đảm bảo cho chất lượng tín dụng.
c) Nhân tố pháp lý
Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật. Đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận tiện và đạt hiệu quả cao là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. Vì vậy nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả 2 phía, chất lượng tín dụng được đảm bảo và quy mô tín dụng có môi trường mở rộng.