Một số tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định (Trang 64 - 69)

VII. Số lượng ATM

2.3.3. Một số tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công như đã nêu ở trên, thì trong hoạt động trong thời gian qua VPBank Nam Định cũng còn một số tồn tại về các mặt sau

Mức độ mở rộng cho vay còn thấp chưa hoàn thành mục tiêu và chưa đáp ứng được được chi phí hoạt động ngày càng tăng.:

Nhìn vào các báo cáo phân tích hoạt động cho vay các quý từ 30/9/2007 đến 30/6/2008 thì thấy, mức độ mở rộng dư nợ không đồng đều giữa các quý, chủ yếu mức tăng trưởng dư nợ tập trung vào quý IV.2007 và quý I.2008. Sang quý II.2008 tốc độ mở rộng cho vay rất thấp ( tăng 1%). Tốc độ tăng trưởng dư nợ tuy cao nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Mục tiêu đề ra là đến thời điểm 30/6/2008 đạt mức dư nợ là 200 tỷ đồng. Mục tiêu dư nợ đó phù hợp với tốc độ tăng chi phí do mở rộng màng lưới hoạt động, do tốc độ tăng chi phí ( chi phí trả lãi tiền gửi )…Nếu VPBank Định không có các biện pháp cải thiện mở rộng dư nợ trong thời gian tới thì trong tương lai gần sẽ không thể có lợi nhuận.

. Qua tìm hiểu nguyên nhân thì thấy rằng sở dĩ thời gian quý II.2008 mức độ mở rộng cho vay thấp là do biến động trên thị trường tiền tệ, hoạt động huy động vốn khó khăn, để đảm bảo thanh khoản trên toàn hệ thống Hội sở VPBank đã áp dụng hạn mức tín dụng đối với VPBank Nam Định. Theo hạn mức tín dụng mà hội sở VPBank ban hành thì VPBank Nam Định chỉ được phép duy trì Hạn mức tín dụng là 125 tỷ đồng. Hạn mức tín dụng là nguyên nhân chính dẫn tới VPBank Nam Định không thực hiện được mục tiêu 200 tỷ dư nợ ởv thời điểm 30/6/2008.

Tồn tại một số mất cân đối cơ cấu cho vay, tỷ lệ cho vay trung hạn quá cao, mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và cho vay.

Cơ cấu dư nợ theo theo loại cho vay VPBank Nam Định đang có tỷ trọng cho vay trung hạn cao nhất chiếm 72% so với tổng dư nợ. Nếu xem xét tương quan với nguồn vốn huy động thì đây là cơ cấu mất cân đối vì

ngắn hạn. VPBank Nam Định đang có những bước điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ trung hạn để đảm bảo cân đối với nguồn vốn huy động nhằm tránh rủi ro kỳ hạn.

Tỷ trọng cho vay ở khu vực thành thị thấp, dư nợ nằm rải rác khắp tỉnh, có một số khoản vay ngoài tỉnh làm cho công tác quản lý chất lượng tín dụng gặp nhiều khó khăn, rất khó khăn cho công tác đôn đốc xử lý nợ xấu nếu xảy ra, trực tiếp làm tăng chi phí cho ngân hàng.

Cũng như cơ cấu dư nợ, cơ cấu cho vay của VPBank Nam Định có tỷ trong cao về cho vay trung hạn, tỷ trọng cho vay trung hạn cao (73%) rất có thể sẽ làm cho VPBank Nam Định phải đối mặt với rủi ro thanh khoản do kỳ hạn nguồn vốn ngắn hơn kỳ hạn cho vay. VPBank Nam Định cần phải tăng cường cho vay ngắn hạn với kỳ hạn thấp, cải thiện cơ cấu dư nợ dần theo hướng giảm dư nợ cho vay trung hạn, tăng dư nợ cho vay ngắn hạn từ đó tăng cung thanh khoản phòng tránh rủi ro thanh khoản.

Tiềm ẩn rủi ro do biến động của môi trường kinh tế vĩ mô

Như ta đã biết trong thời gian gần đây, bắt đầu từ cuối năm 2007 do tác động từ nền kinh tế thế giới gây lạm phát ở mức độ cao đối với nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát đã kéo theo nhiều biến số vĩ mô thay đổi như sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, mất cân đối nghiêm trọng cán cân thanh toán… Kết quả cuối cùng là suy thoái kinh tế. Hệ nay lãi suất huy động và lãi suất cho vay quá cao, các doanh nghiệp vay vốn không thể hoạt động SXKD bằng vốn vay. Đã có nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động. Lãi suất huy động tăng nhanh hơn lãi suất cho vay làm cho lợi nhuận của VPBank Nam Định thời gian gần đây có xu hướng giảm. Chất lượng tín dụng đã có xu hướng xấu dần, mức độ mở rộng cho vay những tháng gần đây không thực hiện được…

Đó cũng là kết quả chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam đến nay chưa có hướng xử lý. Theo dự báo thì tình trạng này chưa thể cải thiện được trong thời gian tới.

Chưa thực hiện hoạt động nghiên cứu và đánh giá thị trường một cách toàn diện

Khi thực hiện chiến lược mở rộng màng lưới Vpbank Đã tiến hành nghiên cứu thị trường Nam Định nhưng đó chỉ là những nghiên cứu mang tính tổng quát để đưa ra quyết định có mở chi nhánh VPBank Nam Định. Sau khi ra đời với rất nhiều hoạt động được triển khai vì vậy mà VPBank Nam Định chưa thể thực hiện nghiên cứu sâu và có những đánh giá chính xác về thị trường. Cũng chính vì chưa có các giải pháp đồng bộ về phát triển VPBank Nam Định mà đề tài nghiên cứu “ mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định” được thực hiện.

Một số tồn tại khác

Một là: hầu hết đội ngũ cán bộ tín dụng của VPBank Nam Định là những nhân viên mới được tuyển dụng, trình độ của các cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, để đảm bảo chất lượng tín dụng VPBank chi nhánh Nam Định phải tăng cường kiểm tra kiểm soát trong quá trình cho vay nhằm quản trị rủi ro, điều đó làm chậm tốc độ cho vay. Kinh nghiệm cho thấy rằng với các ngân hàng mới khi đội ngũ CBCNV mới còn nhiều hạn chế thì việc mở rộng cho vay một cách ồ ạt, thiếu thận trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng tín dụng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường mà nhiều năm mới có thể xử lý được.

Hai là: màng lưới hoạt động của VPBank Nam Định còn rất hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi giao dịch với VPBank Nam Định vì vậy các khách hàng vay vốn có tâm lý ngần ngại khi chuyển giao dịch sang VPBank Nam Định .

Kết luận chương 2

Các kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động của VPBank Nam Định giai đoạn từ 30/9/2007 đến 30/6/2008. Trong đó đi sâu nghiên cứu các hoạt động cơ bản của VPBank Nam Định đó là: hoạt động huy động vốn , hoạt động cho vay và đầu tư, các hoạt động dịch vụ. Khi nghiên cứu về các hoạt động cơ bản luận văn đều phản ánh được kết quả hoạt động, cơ cấu, xu hướng vận động và đánh giá được những thành công và tồn tại của từng mặt hoạt động đó.

Đặc biệt trong chương này luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định giai đoạn 30/9/2007 đến 30/6/2008. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh được quá trình mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định, Cơ cấu cho vay, cơ cấu dư nợ, chất lượng tín dụng, xu hướng vận động của cơ cấu cho vay.

Quan trọng hơn cả, từ các kết quả phân tích luận văn đã tiến hành đánh giá hoạt động của VPBank Nam Định trong thời gian 9 tháng qua. Mục nêu các tồn tại và nguyên nhân sẽ là những nội dung quan trọng để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm mở rộng cho vay an toàn và hiệu quả đối với VPBank Nam Định trong thời gian tới.

Chương 3 :

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w