cho vay vượt mức phán quyết)
3.1. Sự cần thiết tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng, đổi mới cơ chế tín dụng
dụng
Hiện nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Ngân hàng Công thương Việt Nam chia hệ thống các chi nhánh thành chi nhánh loại 1 và chi nhánh loại 2. Chi nhánh loại 1 thường có nguồn vốn lớn, hiệu suất sử dụng vốn cao ở những địa bàn trọng điểm, tiêu biểu là Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương số 10 Lê Lai.
Sở giao dịch số I một mặt có chức năng như một chi nhánh của Ngân hàng Công thương thực hiện đầy đủ các hoạt động của một ngân hàng thương mại. Mặt khác, nó thể hiện là một ngân hàng trung tâm của Ngân hàng Công thương, nơi nhận quyết định, chỉ thị đầu tiên ; thực hiện thí điểm các chủ trương, chính sách chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam ; đồng thời điều vốn cho các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đây là nơi được Ngân hàng Công thương uỷ quyền làm đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong việc thu chi ngoại tệ mặt, séc du lịch, visacard, mastercard…
Điều đó, cho chúng ta thấy sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới và củng cố, hoàn thiện hoạt động ngân hàng thương mại nói chung, Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương nói riêng; tạo cho hoạt động ngân hàng trở thành ngành nòng cốt trong việc phát huy nội lực của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước trên cả phương diện huy động các nguồn vốn và cho vay nền kinh tế đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, phải gắn công cuộc đổi mới, củng cố hoàn thiện hoạt động ngân hàng với việc hoàn thiện cơ chế tín dụng để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thông thoáng cho hoạt động tín dụng - Đây là giải pháp quan trọng và cần thiết để
khắc phục trở ngại, lực cản trong việc làm lành mạnh hoá và và tăng trưởng tín dụng phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế.