Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (Trang 107 - 113)

II. Một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính và

2.Đối với nhà nước

• Ưu tiên về vốn, cấp bổ sung vốn cho Công ty, ưu tiên về thuế đặc biệt là trong tình hình Công ty đang tổ chức cải tạo năng lực sản xuất của mình.

• Nhà nước tạo điều kiện cho Công ty tiến hành Cổ phần hoá doanh nghiệp. Để thực hiện được yêu cầu tạo điều kiện cho các DNNN nói chung và Công ty nói riêng tiến hành cổ phần hoá được thuận lợi, Nhà nước nên sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách phục vụ cho hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp, nâng cao năng lực pháp lý của hệ thống chính sách có liên quan đến hoạt động chuyển đổi sở hữu DNNN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này thông qua việc xây dựng và trình Quốc hội cho phép ban hành luật chuyển đổi sở hữu DNNN. Bên cạnh đó, Nhà nước nên xây dựng đề án và tổ chức thí điểm Công ty quản lý tài sản và mua bán nợ để hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vấn đề tồn đọng về tài chính khi thực hiện các đề án chuyển đổi sở hữu, Công ty đầu tư tài chính để từng bước tách rời quyền sở hữu với quyền quản lý tài sản thông qua việc chuyển phương thức quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp hành chính sang phương thức đầu tư.

• Tăng cường chỉ đạo hoạt động, chú trọng công tác tổ chức chăm lo đến đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty về vật chất cũng như về tinh thần.

Trên đây là những kiến nghị và các giải pháp mang tính đề xuất, hy vọng những đề xuất này có thể phần nào giúp cho Công ty cải thiện được tình hình tài chính của mình trong thời gian tới, để từ đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình phát triển của Công ty

KẾT LUẬN

Qua hai phần lý luận và thực tiễn cho thấy phân tích tình hình tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá trình thu thập tài liệu, chứng từ ban đầu

quả cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động sẵn có, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích báo cáo tài chính kế toán để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.

Trong thời gian thực tập tại Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Công ty, em thấy rằng hoạt động tài chính có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, nó còn là công cụ để có phương hướng chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách song Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình đã bằng mọi cách để vượt qua khó khăn và thu được kết quả tốt.

Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ cho nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ góp ý của các cô chú cán bộ công nhân viên và các thầy cô giáo để cho đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Qua đây, một lần nữa em xin cám ơn các thầy cô giáo trong khoa tài chính – ngân hàng,các cô chú tại phòng kế toán của công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1- Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.

Chủ biên PGS-TS Phạm Thị Gái.

Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội. NXB Giáo Dục/ 1997.

Chủ biên TS Nguyễn Năng Phúc.

Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội. NXB Thống kê/ 1998

3- Giáo trình Kế toán Quản trị

Chủ biên TS- Nguyễn Minh Phương

Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội

4- Lý thuyết thực hành Kế toán tài chính VAT

Chủ biên TS Nguyễn Văn Công

Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội. NXB Thống kê/ 1998

5- Lập, đọc, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính VAT

Chủ biên TS Nguyễn Văn Công

Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội. NXB Thống kê/ 1998

6- Chế độ Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp (Quyết định

167/2000- QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). NXB Tài chính/2000

7- Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) do Liên Đoàn Kế toán Quốc

tế công bố và các dự thảo chuẩn mực Kế toán Việt Nam.

Mục lục

Lời nói đầu ...1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần I. Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo...3

I. Tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ...3

1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp và các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp ...3

1.1.Khái niệm về tài chính doanh nghiệp ...3

1.2. Các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp ...4

2. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp...5

II. Hệ thống báo cáo tài chính kế toán trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp...7

1.Khái niệm và ý nghĩa...7

1.1. Khái niệm...7

1.2. Ý nghĩa...7

2. Vai trò mục đích và các yêu cầu đối với các thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính...7

2.1. Vai trò...7

2.2. Mục đích...8

2.3. Yêu cầu đối với các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính kế toán...8

3. Nguyên tắc trình bày thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính kế toán...9

4. Các loại báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp...10

4.1. Bảng cân đối kế toán ...11

4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh ...13

4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...15

5. Khái quát hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

từ hệ thống báo cáo tài chính kế toán...20

5.1. Nhóm chỉ tiêu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được rút ra trên cơ sở số liêụ của BCĐKT...20

5.2. Nhóm chỉ tiêu có liên hệ giữa BCĐKT với BCKĐQKD trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp...21

III. Nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ...24

1. Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ...24

2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp...25

2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp...26

2.2. Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp...32

2.3. Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng TSLĐ...34

2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp...37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp...41

IV. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn...42

...

Phần II. Phân tích tình hình tài chính của công ty XNK thiết bị - truyền hình chủ yếu thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh...46

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...46

1.2. Tình hình hoạt động của công ty trong năm 2001,2002...47

1.3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty...48

1.4. Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy của công ty...49

II. Phân tích tình hình tài chính của công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh...51

1. Hệ thống báo cáo tài chính kế toán của công ty...51

2. Phân tích tình hình tài chính của công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình thông qua BCĐKT và BCKQKD năm 2001 -2002...55

2.2. Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của

công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình...64

2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình...66

2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty...74

2.5. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn...80

Phần III. Một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình...83

I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty...83

II. Một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình trong những năm tới...86

1. Các kiến nghị đối với công ty...86

1.1. Kiến nghị về công tác quản lý...86

1.2. Kiến nghị về công tác kế toán...87

1.3. Kiến nghị về công tác phân tích tài chính...88

1.4. Phương hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty...89

1.5. Phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty...91

2. Đối với nhà nước...94

Kết luận...95

CHỮ VIẾT TẮT

Quy định các nhóm từ viết tắt: BCĐKT: Bảng Cân đối kế toán.

BCKQKD: Báo cáo Kết quả kinh doanh BCLCTT: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. VLĐ: Vốn lưu động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VCĐ: Vốn cố định

TSLĐ và ĐTNH: Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn. TSCĐ và ĐTDH: Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn VSX: Vốn sản xuất

VSXKD: Vốn sản xuất kinh doanh DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước XDCB: Xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (Trang 107 - 113)