0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1.Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 ;TỔNG QUAN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2008 ĐẾN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM (Trang 66 -72 )

3.4.1.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý

Thẻ là một loại hình kinh doanh mới mẻ và những quy định về nó còn nhiều bất cập. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp lý cụ thể hơn để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho sự phát triển của dịch vụ thẻ được đảm bảo mà vẫn khuyến khích các NHTM phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong kinh doanh thẻ tại Việt Nam.

Chính phủ cần sớm ban hành các quy định mang tính pháp lý về hoạt động thương mại điện tử trong dịch vụ thẻ hiện nay đảm bảo tính hợp lý, thống nhát, không chồng chéo, gây lãng phí trong đầu tư công nghệ thông tin. 3.4.1.2. Đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng

Đối với lĩnh vực thẻ, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư phát triển và trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ.Nhà nước nên xem xét việc giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho công nghệ thẻ ngân hàng tại Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu này.

3.4.1.3.Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là chiến lược chung của quốc gia. Đặc biệt, lĩnh vực thẻ ngân hàng là lĩnh vực áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, đòi hỏi một đội ngũ lao động có đạo đức, tinh thông nghiệp vụ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ thẻ, nhà nước cần có chiến lược phát triển lâu dài như: khuyến khích các trường đại học đào tạo chuyên ngành ngân hàng mở ra những môn học mới nghiên cứu về thẻ ngân hàng và công nghệ thẻ ngân hàng.

3.4.1.4.Giữ vững sự phát triển kinh tế xã hội

Nhà nước nên tiếp tục thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị. Có như vậy đời

sống người dân mới được nâng cao, từ đó có điều kiện tiếp xúc với loại hình dịch vụ thẻ ngân hàng. Đó là điều kiện cần để phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM Việt Nam chứ không chỉ riêng với NHNT.

3.4.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.4.2.1.Hoàn thiện các văn bản pháp lý về phát hành và thanh toán thẻ

Môi trường pháp lý là nền tảng cho việc hiện đại hoá và đống vai trò quyết định tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ thẻ ngân hàng. Tuy đã có một số văn bản pháp lý quy định về phát hành và thanh toán thẻ, nhưng chưa chặt chẽ và chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành một hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển của dịch vụ thẻ.

3.4.2.2.Hoạch định chiến lược về thẻ cho hệ thống NHTM

Để đảm bảo cạnh tranh theo đúng nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ. Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên liên hệ trực tiếp với hiệp hội các NHTT thẻ Việt Nam để hoạch định các chính sách, chiến lược và áp dụng trên toàn hệ thống ngân hàng.

Hiệp hội các NHTT thẻ cần có những quy định nghiêm khắc về chế tài xử phạt đối với những vi phạm về thẻ, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam.

3.4.2.3.Có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ thẻ

Không chỉ có Chính phủ mà Ngân hàng Nhà nước cũng cần khuyến khích các NHTM đầu tư vào công nghệ thẻ và mở rộng dịch vụ thẻ ngân hàng bằng những hình thức cụ thể hơn như trợ giúp các NHTM cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

3.4.2.4.Tăng cường công tác quản lý rủi ro, đấu tranh phòng chống tội phạm về

thẻ

Rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán thẻ chiếm phần lớn và thường vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng. Hành vi giả mạo thẻ và thực hiện các giao dịch giả đang phổ biến.Do đó Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các chế tài đối với tội phạm thẻ, phối hợp với Bộ công an nâng cao trình độ của công an kinh tế và các đơn vị có thẩm quyền liên quan đến loại tội phạm này.

3.4.2.5.Hoàn thiện trung tâm chuyển mạch và thanh toán liên ngân hàng

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 4 liên minh thẻ ra đời. Đó là SmartLink ( tiền thân là Liên minh thẻ của Vietcombank và 17 ngân hàng thương mại cổ phần), Liên minh thẻ VNBC, Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Việt Nam (BankNet), Liên minh thẻ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín-ANZ. Nhưng mỗi liên minh thẻ lại có một mạng thanh toán riêng, không liên kết với nhau, gây ra việc lãng phí nguồn lực. Do đó, Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò là đầu mối để thống nhất thị trường thẻ Việt Nam.

3.4.3.Kiến nghị với NHNT Việt Nam.

Cần tăng cường công tác quảng cáo, khuếch trương sản phẩm , dịch vụ thẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng.NHNT nên hợp tác với các ngân hàng thành viên trong liên minh tẻ nhằm mở rộng những điểm thanh toán thẻ trong các cửa hàng dọc các con phố mua bán tại Việt Nam nhằm phục vụ cho khách du lịch. NHNT cần chú trong đến thương hiệu sản phẩm, tăng nhiều ưu đãi hơn nữa trong thanh toán.

NHNT Việt Nam nên tập trung hiện đại hoá hệ thống thanh toán thẻ, ứng dụng nhiều công nghệ thẻ hiện đại nhằm trở thành ngân hàng đi tiên phong thay đổi một cách nhanh chóng thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán

hiện nay của người dân Việt Nam. Đặc biệt cần lưu ý đưa các chuẩn mực quốc tế vào hệ thống cung ứng dịch vụ và quản lý.

Đồng thời với quá trình trên, NHNTVN cũng cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm có được một dịch vụ thẻ ngày càng hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong đó có NHNT chi nhánh Thăng Long đều triển khai dịch vụ thẻ. Thị trường thẻ Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại thẻ mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích khác nhau và phù hợp với nhiều rất nhiều đối tượng dân cư khác nhau.

Dịch vụ thẻ xuất hiện không những góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế , đầu tư mà còn góp phần cho xã hội phát triển văn minh hơn. Đối với các NHTM nói chung và đối với NHNT Thăng Long nói riêng việc cung cấp dịch vụ thẻ không chỉ giúp ngân hàng tăng lợi nhuận mà còn giúp ngân hàng có dược một nguồn vốn rẻ với chi phí thấp và gia tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

Đề tài: “ Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long” được chọn nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể để phát triển dịch vụ này, đồng thời khẳng định tính đúng đắn của những nhận định ở trên.

Qua nghiên cứu, đề tài rút ra được các kết luận sau:

Một là, dịch vụ thẻ mang đến nhiều tiện ích mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng hiện đại và của toàn bộ nền kinh tế.

Hai là, với một nề tảng công nghệ như nhau, dịch vụ thẻ đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, công nghệ, pháp lý... phát triển tương ứng để các dịch vụ đó có thể được triền khai và mang lại hiệu quả cao nhất.

Ba là, mặc dù NHNTVN đã cung cấp khá nhiều các tiện ích trên các kênh phân phối, nhưng chúng vẫn chưa được khai thác và phát huy hết. Nguyên nhân chính không chỉ khách quan xuất phát từ thói quen, mức sống của người dân, sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế mà còn do bản thân ngân hàng với những hạn chế về năng lực tài chính, trình độ nhân lực, quản lý, cơ sở hạ tầng công nghệ.

Bốn là, để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ, các giải pháp và kiến nghị được nêu ra cần được thực thi một cách đồng bộ và có hiệu quả, trong đó việc nâng cao nhận thức và thói quen của người dân về thẻ ngân hàng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Thị trường thẻ của các NHTM Việt Nam nói chung và của NHNT Việt Nam nói riêng có tiềm năng to lớn và còn đang rộng mở. Với sự quan tâm của NHNN và các Cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cùng với sự nỗ lực, năng động của Hội thẻ Việt Nam, chắc chắn hoạt động Thẻ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới, góp phần tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả và tiện ích hơn cho đời sống xã hội, đồng thời sẽ góp phần quan trọng cho các NHTM Việt Nam hội nhập quốc tế thành công.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 ;TỔNG QUAN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2008 ĐẾN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM (Trang 66 -72 )

×