I. KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự án đầu tư của Ban QLDA
2.2.2. Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng
Chính sách đền bù chưa thoả đáng, đơn giá đền bù thường có xu hướng thấp hơn giá bán tại thời điểm giải phóng mặt bằng làm cho người dân búc xúc, gây cản trở trong công tác giải phóng, thực hiện dự án.
Bởi công tác đền bù giải phóng mặt bằng là công việc hết sức phức tạp và nhạy cảm, vì vậy để triển khai tốt công tác này đòi hỏi Ban QLDA phải nỗ lực hết mình với sự phối hợp hỗ trợ chặt chẽ của các ban ngành địa phương (hội họp, vận động, giải thích, hỗ trợ thi công …) với thủ tục hết sức chặt chẽ và đầy đủ theo quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo được lợi ích của nhà nước đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích của nhân dân trong khu vực giải tỏa .Bởi vì vậy, Ban QLDA cần phải:
- Sau khi lập bản vẽ mặt bằng sử dụng đất và trình UBND tỉnh thành phố phê duyệt,trên cơ sở đó, Hội đồng đền bù thông báo cho nhân dân địa phương biết quy hoạch để không xây dựng và trồng thêm cây mới, đối với các hộ dân nằm trong khu vực bị di dời để họ có thời gian chuẩn bị khi thực hiện giải toả.
- Phải làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích, vận động, thuyết phục để các hộ dân đó hiểu, đồng tình và tự giác chấp hành để các hộ dân ủng hộ việc thực hiện dự án, sớm bàn giao mặt bằng thi công. Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, có thái độ cứng rắn, cương quyết với những cá nhân vòi vĩnh, chống đối, không được hứa đáp ứng các quyền lợi mà không được Nhà nước quy định. - Lập phương án đền bù theo quy định của nhà nước, nhưng cũng phải có sự tham
gia của UBND các tỉnh thành phố nơi có đất giải tỏa. Từ đó đưa ra được phương án tốt nhất trung hòa được lợi ích của nhân dân và lợi ích của đất nước.Đồng thời phải nâng cao chất lượng thẩm định phương án đền bù của cơ quan liên quan, áp dụng cơ chế chính sách phải tuyệt đối chính xác để tránh sự bất bình đẳng giữa các hộ dân phải di dời.
- Bố trí nơi ở mới hợp lý cho các hộ dân có nhà phải di dời ( đối với những hộ bị ảnh hưởng toàn bộ đất ở và không tự tìm chỗ ở mới).
Công tác kiểm tra, kiểm đếm việc giải phóng mặt bằng chưa cao dẫn tới phát sinh khối lượng đền bù.
Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, được thể hiện rõ nhất ở khâu kiểm đếm tài sản trên đất bị thu hồi nhằm đền bù đúng giá trị, không phát sinh chi phí đền bù.
Để hoàn thành tốt công tác này thì đầu tiên Ban QLDA cần yêu cầu Tư vấn thiết kế cần lập ngay bản vẽ mặt bằng chiếm đất của dự án ngay sau khi dự án đầu tư được Tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc Tổng công ty truyển tải điên Quốc Gia phê duyệt. Sau đó phải ngay lập tức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để xin địa phương cấp đất cho công trình.
Ban quản lý dự án cần kiến nghị địa phương thành lập ngay Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án song song với thủ tục thu hồi đất. Sau đó Ban cần phối hợp chặt chẽ với Hội đồng đền bù địa phương để từ đó đưa ra những phương án thống kê, kiểm đếm tốt nhất.
Sau khi có quyết định cấp đất của UBND tinh/thành phố, Ban cùng với hội đồng đền bù cần công bố cho các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng biết, đồng thời phải yêu cầu họ không được xây dựng hoặc trồng thêm cây mới, gây ảnh hưởng đến quá trình kiểm đếm.
Sau khi thiết kế kĩ thuật được duyệt,Ban quản lý dự án đối chiếu với mặt bằng chiếm đất của dự án đã có để xin điều chỉnh diện tích đất đã được cấp. Tiếp đó Hội đồng đền bù sẽ tiến hành thực hiện công tác kiểm đếm. Sau khi công tác này hoàn thành, Ban quản lý dự án cần tổ chức kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ kiểm đếm so với hiện trạng thực tế để nhằm phát hiện ngay ra sai sót.
Ban QLDA cũng cần tham gia vào các giai đoạn tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng của Hội đồng.Trong quá trình này, Ban cần phát tờ khai,họp công bố dự án và phương thức đền bù cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng, kiểm kê, lắp giá, chi trả tiền đền bù và ngay cả phối hợp với các ngành liên quan để giải thích, vận động và trả lời khiếu nại (nếu có)…
Bên cạnh đó Ban QLDA cũng cần thường xuyên đôn đốc đốc Hội đồng đền bù hoàn thiện phương án đền bù và trình thẩm định, không để thời gian giải quyết các thủ tục này kéo dài. Đồng thời phải giám sát kiểm tra kỹ khối lượng phải đền bù giải toả, áp giá, chính sách áp dụng phù hợp với các quy định của Nhà nước, áp dụng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
Do tính chất ảnh hưởng của dự án điện thường không tập trung từng vùng, rải rác theo dọc tuyến đường dây nên cần chọn địa điểm chi trả tiền đền bù cho phù hợp với hiệu quả chi trả cao nhất, điều này đồng nghĩa với việc di dời nhà cửa sớm nhất. Sau đó, Ban QLDA nên đốc thúc hội đồng đền bù yêu càu các hộ dân nên nhanh chóng tháo dỡ các công trình xây dựng,chặt cây, thu dọn hoa màu…để trả mặt bằng cho Ban QLDA. Mặt bằng này cần được Ban QLDA và đơn vị thi công quản lí chặt chẽ nhằm tránh việc các hộ dân tái sử dụng
Cán bộ địa phương tham gia Hội đồng đền bù thường kiêm nhiệm chưa đáp ứng tiến độ của dự án.
Các cán bộ địa phương tham gia hội đồng đền bù thường làm ở UBND hoặc các đoàn thể, hội phụ nữ tại khu vực cần giải tỏa. Vì vậy bên cạnh việc tham gia Hội đồng đền bù họ vẫn phải giải quyết những công việc khác. Điều này gây đến tình trạng không tập trung giải quyết vì thế làm chậm tiến độ của công trình. Tuy nhiên những cán bộ địa phương này không thể thiếu được trong Hội đồng, vì họ là những người hiểu dân cũng như địa thế tại vùng giải tỏa nhất.
Vì vậy trong quá trình thực hiện công tác đền bù,Ban QLDA cần phải liên tục khuyến khích những cán bộ này tập trung vào công việc đền bù giải phóng mặt bằng, đồng thời cũng phải bàn bạc với UBND phối hợp giảm bớt công việc và tạo điều kiện cho các cán bộ này hoàn thành được công việc đền bù giải phóng mặt bằng.
Thời gian thẩm định và trình duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng của các cấp thẩm quyền kéo dài.
Để hạn chế việc này, Ban QLDA cần phải:
- Đầu tiên phải quản lí chặt chẽ việc Bên tư vấn lập bản vẽ mặt bằng khu vực giải tỏa, và lập hồ sơ dự án, thiết kế kĩ thuật cùng phương án đền bù giải phóng mặt bằng, sao cho không xảy ra việc thiếu sót hồ sơ gây khó khăn cho các cấp có thẩm quyền trong quá trình thẩm định. Đồng thời, việc thiếu hoặc làm sai hồ sơ sẽ phải làm lại và bổ sung, như vậy kéo dài thời gian thẩm định ảnh hưởng đến tiến độ công tác giải phóng mặt bằng.
nhanh chóng thẩm định và phê duyệt hồ sơ và phương án của mình.