CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PDR (Trang 26 - 28)

Việc phân tích báo cáo tài chính của công ty cho thấy PDR là 1 cổ phiếu được đánh giá cao, với rất nhiều tiềm năng trong tương lai do ưu thế của các dự án bất động sản cao cấp mà Phát Đạt đang theo đuổi.

Thành lập chưa đến 10 năm nhưng Phát Đạt đã nhanh chóng vươn lên thành một cái tên đáng gờm với hàng loạt dự án khủng.

Xét về quy mô vốn chủ sở hữu đến cuối quý 2 năm nay đạt hơn 1.400 tỷ cùng tổng tài sản hơn 5.400 tỷ đồng, Phát Đạt là một doanh nghiệp tương đối lớn trong ngành, ngang ngửa với Quốc Cường Gia Lai.

Tên tuổi của Phát Đạt được biết đến chủ yếu với dự án chung cư The EverRich 1 tại quận 11. Hoàn thành năm 2009, dự án này mang về cho Phát Đạt khoản lãi sau thuế hơn 600 tỷ đồng.

Tiếp nối thành công của dự án đầu tiên, Phát Đạt lên kế hoạch triển khai tiếp hàng loạt dự án khủng, với vốn đầu tư của mỗi dự án đều lên đến trên 10.000 tỷ đồng. Khi lên sàn cách đây 3 năm, Phát Đạt đưa ra một kế hoạch phát triển đầy lạc quan, những con số “trong mơ” mà chưa có doanh nghiệp bất động sản nào đặt ra vào thời điểm đó:

+ Năm 2010 khởi công dự án EverRich 2, sau 7 năm lãi trước thuế 7.600 tỷ đồng

+ Năm 2012 khởi công dự án EverRich 3, sau 7 năm lãi trước thuế 8.900 tỷ đồng

+ Năm 2015 khởi công dự án Phước Kiển – Nhà Bè, sau 7 năm lãi trước thuế 6.500 tỷ đồng

Vậy nhưng sự èo uột của thị trường bất động sản khiến cho Phát Đạt càng khó thực hiện những dự tính của mình. Từ năm 2011 đến nay, công ty hầu như không có nguồn thu lớn nào.

Hơn nữa, việc huy động vốn cho các dự án cũng khó khăn khiến công ty phải tính đến hàng loạt biện pháp như giãn tiến độ đầu tư, điều chỉnh thiết kế, thu hẹp đầu tư và cuối cùng là phải chấp nhận giảm giá khủng.

Phát Đạt đã giải thích việc giảm 50% giá bán căn hộ thuộc dự án Everich 3 là hưởng ứng nghị quyết 02 của Chính phủ về giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho,… đồng thời tạo nguồn thu và thanh khoản cho hoạt động của công ty.

Hàng tồn kho đang chiếm tới 90% tổng tài sản của Phát Đạt, tương ứng hơn 4.900 tỷ đồng. Tồn kho của Phát Đạt chủ yếu là giá trị quỹ đất và giá trị xây dựng tại các dự án đang triển khai như The EverRich 2 và 3.

Muốn giải quyết tồn kho thì phải bán được hàng, vấn đề nan giải chung của toàn ngành khi mà thị trường vẫn còn ảm đạm và các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đang ôm lượng tồn kho khổng lồ.

Gần 3 năm qua, Phát Đạt không có được nguồn thu đáng kể nào trong khi đó, áp lực trả nợ đang cận kề. Trong khi đó, nguồn tiền đầu tư vào các dự án đang thực hiện chủ yếu là vốn vay.

Đến cuối quý 2 năm 2013, Phát Đạt đang có các khoản nợ ngắn hạn lên đến 1.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn có các khoản vay nợ dài hạn lên đến trên 2.600 tỷ đồng cũng không xa ngày đáo hạn. Trong khi đó, ngoài hàng tồn kho, công ty hầu như không còn nguồn tài sản (ngắn hạn) nào khác đáng kể để có thể dùng trả nợ.

Rõ ràng Phát Đạt đang đứng trước một tương lai không mấy khả quan khi mà gánh nặng nợ nần ngày càng nặng hơn.

Tóm lại, công ty PDR là một trong những công ty có triển vọng trong tương lai, tuy nhiên cần phải có định hướng rõ ràng hơn để vượt qua được giai đoạn khó khăn

hiện tại. Do đó trong giai đoạn hiện tại chưa nên mua vào cổ phiếu PDR, đối với các nhà đầu tư quan tâm đến triển vọng dài hạn của PDR có thể đợi khi thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt với phân khúc bất động sản cao cấp mà PDR đang theo đuổi, đồng thời có những cải thiện rõ ràng về các chỉ số tài chính của PDR mới nên cân nhắn mua vào để đưa vào danh mục cho những mục tiêu và kế hoạch trung dài hạn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PDR (Trang 26 - 28)