Rủi ro do môi trường kinh doanh không ổn định

Một phần của tài liệu Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng Thương mại ở TP. HCM (Trang 43)

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đã dần thay đổi và từng bước hòa mình vào dòng phát triển này. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam

vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm …), một lĩnh vực vốn rất nhạy cảm với những rủi ro của thiên nhiên, thời tiết, khí hậu. Ngoài ra, đây cũng là lĩnh vực rất dễ bị tổn thương nếu thị trường kinh tế thế giới gặp phải nhiều biến động xấu, giá cả thị trường không ổn định …, cụ thể : giá cả các mặt hàng nông, thuỷ sản liên tục giảm sút mạnh, kéo dài ngoài dự đoán như : cà phê, gạo, hạt điều, các loại hải sản …, trong khi đó giá xăng dầu liên tục tăng nhanh …, đặc biệt trong năm 2005 sự tăng giá mạnh của xăng dầu đã làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn rất lớn trong hoạt động và sản xuất.

¾ Những nguyên nhân chủ quan : 2.4.2.3. Rủi ro từ phía các Ngân hàng :

Hiện nay, rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của các NHTM ngày càng nhiều hơn và với mức độ tinh vi hơn, một phần là do các nguyên nhân khách quan từ phía các ban ngành chức năng hoặc do môi trường kinh doanh chưa thuận lợi đã tạo nên những rủi ro ngoài sự kiểm soát của các NHTM, tuy nhiên không chỉ có những nguyên nhân khách quan mới tạo ra rủi ro cho ngân hàng mà đa số chính yếu rủi ro xảy ra là do sự điều khiển của con người, cố ý làm sai hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém :

9 Các ngân hàng cho vay không định giá khoản vay trên cơ sở đảm bảo lãi cho vay đủ bù đắp chi phí biên của vốn, chi phí quản lý khoản vay, phần bù rủi ro và lợi nhuận hợp lý cho Ngân hàng. Việc định giá khoản vay được thực hiện một cách cảm tính hoặc cứng nhắc, dựa vào mức lãi suất thông báo chung . Hơn nữa, các thông số của thị trường dùng để đo lường : hệ số beta, xếp hạng tín dụng … chưa có cơ quan chuyên nghiệp để xác định. Thêm vào đó, vì sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, một số ngân hàng đã cho khách hàng vay dưới mức giá vốn cộng chi phí và phần bù rủi ro, ngay cả khi đã tham gia vào các thoả thuận về lãi suất.

9 Trong giai đoạn hiện nay, rủi ro tín dụng xảy ra cho các NHTM cổ phần vì chưa xây dựng cho mình một chính sách tín dụng phù hợp, không có chiến lược phát triển kinh doanh rõ nét, quản trị danh mục cho vay chưa quan tâm nhiều vào việc đa dạng hoá. Đối với các ngân hàng, một chính sách tín dụng tốt, phù hợp với quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để quản trị tốt rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hầu hết các NHTM hiện nay đều chưa có chính sách tín dụng đầy đủ mà chỉ có những chỉ đạo rời rạc, không mang tính hệ

thống. Hoặc, ngân hàng thường không chú ý vào việc đa dạng hoá danh mục cho vay mà chỉ tập trung vào cho vay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cùng một ngành nghề nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao, tuy nhiên nếu rủi ro xảy đến cho ngành nghề kinh doanh này thì có thể ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng và đi đến bờ vực của sự phá sản.

9 Trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra và kiểm soát nội bộ tại các NHTM cổ phần rất lỏng lẻo, dường như chỉ tồn tại trên mặt hình thức mà thôi, thậm chí có một số NHTM cổ phần hoạt động mà không chú trọng đến bộ phận này kể cả về mặt hình thức, chỉ khi xảy ra sự cố thì bộ phận thanh tra, kiểm soát này mới tiến hành kiểm tra kỹ. Điều này bộc lộ nên sự yếu kém và là một trong những rào cản trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Do đó, những rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của NHTM cổ phần không những bị hạn chế mà còn tăng lên nhiều với mức độ ngày càng tinh vi hơn. Vì thế, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong các NHTM cổ phần cần phải được chú trọng một cách đúng mức.

9 Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng xảy ra còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản trị, điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng và năng lực của cán bộ tín dụng. Ban lãnh đạo ngân hàng điều hành theo cảm tính, không kinh nghiệm, không chuyên nghiệp, ngoài ra còn lạm dụng quyền lực, đưa ra những quyết định sai lầm khi quyết định cho vay, gây thất thoát tài sản cho ngân hàng.

9 Hơn nữa, hiện nay nguồn nhân lực của các NHTM quá mỏng, yếu năng lực chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm, tuỳ tiện trong việc đánh giá các hồ sơ tín dụng … đã tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng phát sinh. Ngoài trình độ chuyên môn, các cán bộ tín dụng cần phải đặt tính trung thực lên hàng đầu, không vì mục đích tư lợi cá nhân, thiếu trách nhiệm khi thông đồng với khách hàng để lừa gạt ngân hàng : Lập phương án vay vốn giả, định giá khống tài sản thế chấp, cầm cố, lợi dụng những kẻ hở của Pháp luật để cố ý làm trái … Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua một số vụ án kinh tế lớn xảy ra có liên quan đến ngân hàng đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng. Do đó, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng ngân hàng luôn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng.

9 Việc giám sát và quản lý khoản vay sau khi cho khách hàng vay của các NHTM cổ phần hiện nay có phần lơi lỏng, thiếu chặt chẽ. Sau khi phát tiền vay cho khách hàng,

một số ngân hàng có khuynh hướng ỷ lại hoàn toàn vào tài sản thế chấp mà đã quên quản lý khoản vay sau khi đã giải ngân xem khách hàng sử dụng nợ vay có đúng mục đích hay không hoặc quản lý khoản vay để đánh giá sự hoàn trả nợ vay của khách hàng khi nợ vay đến hạn … Do đó, các ngân hàng cần phải quản lý tiền vay một cách chủ động để đảm bảo là khoản tiền vay sẽ được hoàn trả đúng thời hạn.

2.4.2.4. Rủi ro từ phía khách hàng vay vốn :

Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía các Ngân hàng thì rủi ro tín dụng còn xảy ra do sự cố ý lừa đảo của khách hàng hoặc trình độ quản lý kinh doanh yếu kém :

9 Nền kinh tế Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển và đổi mới để hoà nhập vào sự phát triển kinh tế thế giới, do đó việc thay đổi mới trong các doanh nghiệp là điều tất yếu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, khả năng chống đỡ với những thay đổi mới của thị trường còn yếu, do đó đã làm cho một số doanh nghiệp vay vốn không vượt qua được, thậm chí phá sản và gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

9 Ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng là khách hàng vay vốn cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc lừa đảo không có ý định trả nợ vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm thương mại lớn của cả nước và là trung tâm của kinh tế trọng điểm phía Nam với vị trí thuận lợi và quy mô dân số lớn nhất so với các tỉnh và thành phố khác, đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Trong những năm vừa qua, lĩnh vực Ngân hàng đã có nhiều sự tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là ở Tp.HCM, nhiều chi nhánh mới của các NHTM được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội trong các lĩnh vực hoạt động : huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, sự nâng cao và đổi mới của các dịch vụ ngân hàng để phục vụ cho xã hội ngày càng chuyên nghiệp hơn : tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, dịch vụ home-banking, internet-banking … đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Ngân hàng. Cùng với sự phát triển vượt bậc trong hoạt động của các NHTM thì rủi ro trong

hoạt động tín dụng cũng xảy ra nhiều hơn với mức độ tinh vi và mới mẻ hơn, do đó việc đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng đang là vấn đề thời sự của chính bản thân các NHTM, NHTW, Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan. Thực tế cho thấy, với mức tăng GDP chung ở Tp.HCM trong 06 tháng đầu năm 2006 là 10,5% và trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng với 02 hoạt động chính là huy động vốn và cấp tín dụng cũng đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này một phần đã chứng tỏ nền kinh tế của nước ta đang dần phát triển nóng lên, chính vì thế rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng xảy ra nhiều hơn ; tuy thực tế cho thấy tỷ lệ nợ xấu (nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ khoanh) tại các NHTM đã giảm rõ rệt từ 9,14% trong năm 2001 chỉ còn 3,36% trong năm 2005, nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro trong các khoản vay. Vậy phải làm như thế nào để giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng đến mức thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, đặc biệt là trong khối các NHTM tại Tp.HCM ?

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã tập trung làm bật rõ các vấn đề lớn sau : - Đánh giá khái quát tình hình kinh tế ở Tp.HCM giai đoạn từ năm 2001-2005 và 06 tháng đầu năm 2006.

- Khái quát hệ thống Ngân hàng thương mại ở Tp.HCM.

- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM ở Tp.HCM, đặc biệt là tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhằm đề xuất những gảii pháp khắc phục, hạn chế.

CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NHTM Ở TP.HCM

3.1. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng ở Tp.HCM trong giai đoạn tới :

3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế của Tp.HCM đến năm 2010 :

Trong mối quan hệ chung của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ là trung tâm thương mại lớn với nhiều chức năng về kinh tế, thương mại, tài chính, công nghiệp, du lịch và giao lưu quốc tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, đầu mối giao thông …, một trọng điểm đảm bảo an ninh và quốc phòng của khu vực phí Nam và cả nước. Đặc biệt là trong thập niên tới, Tp.HCM sẽ là một cực phát triển mạnh cùng với các tỉnh lân cận thúc đẩy quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng diểm phía Nam, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước, tăng cường sức mạnh đối tác trong hợp tác và cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới. Cụ thể định hướng phát triển kinh tế của Tp.HCM đến năm 2010 như sau :

9 Phải duy trì tốc độ tăng trưởng của Thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP Tp.HCM bình quân giai đoạn 2000-2010 phấn đấu đạt 12%/năm, cụ thể : giai đoạn 2001-2005 GDP bình quân đã đạt bình quân 11%/năm, và giai đoạn tới 2005-2010 đạt GDP bình quân là 13%/năm ; GDP bình quân đầu người tăng từ USD 1.350 trong năm 2000 lên đến USD 1.980 trong năm 2005 và USD 3.100 ở năm 2010. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng này, Thành phố không những phải khai thác tối đa các nguồn lực về lao động và vốn đầu tư, thêm vào đó cũng phải cải thiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực và môi trường chính sách vĩ mô. Ngoài ra, cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế của Thành phố phải được chuyển dịch theo hướng gia tăng tốc độ, tỷ trọng và năng lực sản xuất của các ngành chủ lực.

9 Phát triển kinh tế ở Tp.HCM phải gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phát triển mạnh xuất khẩu. Từ tỷ trọng 53,7% trong cơ cấu năm 2000, khu vực dịch vụ Tp.HCM phấn đấu đạt tỷ trọng khoảng 51,7% trong năm

2010 ; khu vực công nghiệp và xây dựng thay đổi tương ứng từ 44,1% năm 2000 lên đến 47,5% năm 2010. Khu vực nông-lâm-ngư nghiệp dự kiến sẽ giảm liên tục từ 2,2% năm 2000 xuống còn 0,8% năm 2010. Hiện đại hoá các ngành dịch vụ và công nghiệp hoá ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Giai đoạn 2006-2010, về cơ bản các khu công nghiệp thành phố sẽ được lấp đầy cơ cấu công nghiệp, sẽ đa dạng hoá hơn với sự phát triển song song của các ngành thâm dụng lao động lẫn thâm dụng vốn, nhưng trọng tâm sẽ hướng vào những sản phẩm, ngành hàng là lợi thế của thành phố, một trung tâm khoa học-công nghệ lớn của đất nước.

9 Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 là 20% /năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 là 15%/năm, phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị sinh thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, với những lợi thế và tiềm năng của mình, Tp.HCM cùng cả nước sẽ hướng tới một đất nước văn minh, hiện đại với một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong tương lai, tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn trong thế kỷ tới.

3.1.2. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2010 :

Trong những năm qua, ngành Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc nâng cao năng lực của NHNN về tầm quản lý, giám sát hoạt động và khả năng cạnh tranh của các TCTD thành viên nhằm đảm bảo cho sự phát triển an toàn, hiệu quả , bền vững và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, cụ thể cho đến nay, tình hình tài chính của các NHTM đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, hiệu quả hoạt động ngày càng tăng, góp phần làm tăng vốn tự có và trích lập dự phòng rủi ro :

Œ Việc đều hành chính sách tiền tệ đã đạt được những mục tiêu đề ra như ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP … trong đó, cơ chế diều hành chính sách tiền tệ đang được đổi mới theo hướng tăng cường các công cụ và phương pháp điều hành gián tiếp.

Œ Tỷ giá hối đoái được điều hành linh hoạt dựa trên nguyên tắc thị trường, góp phần đáng kể vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy xuất khẩu …

Œ Hệ thống thanh toán đã được hoàn thiện và hiện đại hoá cả về mặt công nghệ và pháp lý.

Œ Khung pháp lý về hoạt động ngân hàng không ngừng được hoàn thiện, từng bước tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng Thương mại ở TP. HCM (Trang 43)