Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo-hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu-nghèo tại Việt nam (Trang 28 - 30)

2. Thực trạng áp dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam

2.2.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mà tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trải qua hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, NHNo&PTNTVN đã vươn lên trở thành một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh thị phần quan trọng trên thị trường tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng cả nước, ngày càng vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Với mạng lưới kinh doanh và phục vụ gồm 2.000 chi nhánh trên toàn quốc, NHNo&PTNTVN đã tích cực khai thác mọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài, mở rộng đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với mức tăng trưởng bình quân trên 40%/năm, nâng số hộ nông dân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng lên trên 9 triệu hộ với mức dư nợ bình quân hơn 9 triệu đồng/hộ. NHNo&PTNTVN đã triển khai cho vay chính sách các chương trình trọng điểm của Nhà nước như: thu mua lương thực, nhập khẩu phân bón, mía đường,... đặc biệt là

chương trình cho vay xóa đói giảm nghèo. NHNo&PTNTVN đã có mặt ở tất cả các tỉnh,

thành phố, huyện, thị, xã trong cả nước, bình quân cứ 5 xã có một chi nhánh, xoá bỏ tình trạng "xã trắng" về tín dụng, đưa ngân hàng về gần dân, sát dân, tạo điều kiện thuận lợi cho dân tiếp cận các dịch vụ của Ngân hàng Thương mại theo hướng đa năng, được bà con nông dân, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa rất hoan nghênh. NHNo&PTNT đã thực hiện một kênh dẫn vốn mới đến với các hộ có thu nhập thấp, không có tài sản bảo đảm tiền vay. Đó là hình thành các tổ vay là thành viên Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam.

NHNo&PTNTVN cùng với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh xây dựng hơn 200 nghìn tổ nhóm tiết kiệm và vay vốn, tạo thành hệ thống mạng lưới kênh chuyển tải vốn rộng khắp cả nước, tạo thuận lợi nhất cho kinh tế hộ sản xuất phát triển. Mặt khác, Ngân hàng còn mở rộng mạng lưới tại các đô thị huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư ở khu vực nông thôn. Số vốn huy động của các chi nhánh trên địa bàn 4 thành phố loại I chiếm trên 46% tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống NHNo&PTNTVN. Đây cũng là nguồn vốn lớn để Ngân hàng chuyển tải về nông thôn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân. Có thể thấy

rằng, việc xây dựng tổ, nhóm tiết kiệm và vay vốn trên có nghĩa đặc biệt quan trọng đã giúp cho hộ có thu nhập thấp tiếp cận được với định chế tài chính chính thức là NHNo&PTNT Việt Nam. Nếu để họ tự tiếp cận thì không sao có thể thực hiện được.

Nhằm tạo điều kiện giúp đỡ những đối tượng khó khăn chiến thắng được đói nghèo, ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho họ. Cụ thể cơ chế bảo đảm tiền vay như sau: đối với hộ gia đình, ngân hàng cho vay đến 10 triệu đồng, người vay không phải thế chấp tài sản chỉ nộp kèm đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đối với các hộ làm kinh tế hàng hóa, kinh tế trang trại, ngân hàng cho vay trên 10 triệu đồng, người vay phải thực hiện các quy định bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Hơn thế nữa, ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thời gian luân chuyển vật tư hàng hóa và khấu hao tài sản, máy móc, thiết bị nhằm giúp họ có khả năng hoàn trả tốt nhất.

Có thể nói, tuy lấy mục đích kinh doanh là chính nhưng ngân hàng đã chọn được đối tượng khách hàng thực sự khát vốn, đó là những người nông dân chân lấm tay bùn, cần cù chịu khó, luôn muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo cứ đeo bám dai dẳng. Nhờ sự hỗ trợ của ngân hàng, nhiều người dân không những đã làm được cuộc cách mạnh thoát khỏi cái nghèo cho gia đình mình mà còn biết tạo ra nhiều việc làm cho người khác, giúp người khác cùng thoát nghèo.. Mặc dù Ngân hàng tạo nhiều điều kiện thuận lợi nêu trên nhưng không tránh khỏi những hạn chế như sau:

Đầu tư của các ngân hàng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn vừa thấp lại manh mún, phân tán, lãi suất cho vay chưa tương xứng với lợi nhuận và thu nhập trong nông nghiệp.

Tuy là ngân hàng lớn nhất cho nông dân vay tiền, số tín dụng vi mô do ngân hàng này cung cấp tương đối giới hạn vì hai lý do: thứ nhất, ngân hàng này tuy do Trung ương kiểm soát nhưng không được ủy nhiệm phục vụ dân nghèo; thứ hai, chính ngân hàng không khuyến khích phát triển tín dụng vi mô vì hoạt động chính của ngân hàng là cung cấp tín dụng thương mại cho giới không nghèo. Bên cạnh đó, mạng lưới chi nhánh chưa phục vụ những nông dân nghèo khốn khổ nhất sinh sống ở những vùng cao nguyên vì có sự cách biệt ngăn trở của đường xá. Hơn nữa, việc cắt giảm cho vay chính sách và thương mại hoá của NHNo&PTNT Việt Nam gây khó khăn trong việc vay vốn của hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo-hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu-nghèo tại Việt nam (Trang 28 - 30)