Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 85 - 91)

III. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng

3. Kiến nghị với Chính phủ

3.1 Hoàn thiện môi trờng pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng Ngân hàng

Môi trờng pháp lý hoàn thiện có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng lành mạnh và hiệu quả

Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành nhiều luật quan trọng liên quan đến hoạt đông tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong các điều luật vì vậy kiến nghị chính phủ xem xét sửa đổi quy định rõ các vấn đề sau :

+ Quy định rõ phần phát mại bán đấu giá tài sản đảm bảo của NHTM + Quy định rõ các trờng hợp vô hiệu hoá hợp đồng tín dụng hợp đồng kinh tế

+ Quy trách nhiệm rõ ràng cho các cấp các nghành trong việc xử lý tài sản thế chấp của NHTM. Đồng thời quy định rõ thời gian thủ tục xử lý các tr- ờng hợp này.

Bên cạnh việc xem xét sửa đổi các điều luật đã ban hành, chính phủ cần nghiên cứu cho ra những điều luật mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Ngân hàng nh : Luật về sở hữu tài sản; Luật kiểm toán ; Lụât về lu thông kỳ phiếu thơng mại ...

3.2 Tăng cờng công tác quản lý đối với các doanh nghiệp

Hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hởng trực tiếp đếm hoạt động tín dụng Ngân hàng.Hiện nay trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nớc gặp nhiều khó khăn, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu kém, ít có sức cạnh tranh. Trên thị trờng hoạt động của nhiều doanh nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, chụp giật...đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời. Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

+ Thực thi tốt kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể đã đề ra, có các u tiên u đãi đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm.

+ Ban hành và hớng dẫn chỉ đạo các nghành các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành, tăng cờng công tác thanh tra kiểm soát đối với các doanh nghiệp.

+Việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải đảm bảo các điều kiện nh vốn, cơ sở vật chất, cán bộ điều hành...

+ Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các DNNN, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ khả năng trong điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh.

Tiếp tục duy trì chế độ bảo tồn vốn cho các DNNN. Thay đổi bộ máy lãnh đạo với các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, giải thể những DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài.

Tiếp tục chủ trơng cổ phần hoá các DNNN gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của ngời lao động với doanh nghiệp

Tóm lại, trên đây là những ý kiến đống góp của tôi góp phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với Chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa. Để đạt đợc điều này đòi hỏi không chỉ có sự cố gắng của bản thân cán bộ, nhâ viên NHCT Đống Đa mà còn phải có sự quan tâm,hỗ trợ của các nghành, các cấp có liên quan. Tôi rất hy vọng những ý kiến nêu ra đây sẽ góp phần giảm thiểu các rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, tiếp tục chứng tỏ NHCT Đống Đa là một Chi nhánh vững mạnh trong hệ thống NHCT Việt Nam.

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trờng hoạt động của Ngân hàng cũng giống nh một doanh nghiệp luôn gắn liền với rủi ro. Để có thế cạnh tranh tồn tại và phát triển, Ngân hàng thơng mại phải có những giải pháp hạn chế rủi ro.

Chuyên đề đã nêu đợc các vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thơng mại. Trong đó đi sâu nghiên cứu về rủi ro tín dụng, những dấu hiệu của rủi ro tín dụng và ảnh hởng của nó đối với bản thân Ngân hàng và đối với nền kinh tế.

Chuyên đề cũng đã đánh giá toàn diện thực trạng và những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tin dụng, tìm hiểu những giải pháp mà chi nhánh đã áp dụng nhằm hạn chế rui ro tín dụng.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT Đống Đa tôi đã đa ra một số nhận xét và đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhng chuyên đề vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót. Tôi hy vọng sẽ nhận đợc những ý kiến đóng góp từ những ngời thực sự quan tâm đến những vấn đề này.

Tài liệu tham khảo

1. Các tạp chí , thời báo Ngân hàng, tài chính.

2. Nghiệm vụ Ngân hàng thơng mại - Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - 1998.

3. Hoạt động Ngân hàng và thị trờng tài chính - Tác giả Lê Vinh Danh - Nhà xuất bản Chính trị - năm 1997.

4. Luật Ngân hàng Nhà nớc, Luật các tổ chức tín dụng - Nhà xuất bản Pháp lý - năm 1997.

5. Các nghị định, Thông t, hớng dẫn của Chính phủ, NHNH, NHCT Việt Nam.

6. Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2002, 2003, 2004.

7. Tài liệu tham khảo về công tác tín dụng của trung tâm đào tạo của NHCT Việt Nam.

8. Frederic S. Mis khin - Tiền tệ Ngân hàng và thị trờng tài chính - Nhà xuất bản KHKT Hà Nội - Năm 1994.

Nhận xét của giáo viên hớng dẫn ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Nhận xét của ngân hàng công thơng đống đa - hà nội trong thời gian thực tập tại ngân hàng

của sinh viên trần thị tuyết mai

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Cháu xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị tại Ngân hàng Công thơng Đống Đa, đặc biệt là các cô, các anh các chị tại phòng Hành khách số 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ cháu hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w