Mô hình giá linh hoạt:

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cấn cân thương mại (Trang 27 - 28)

Mô hình giá linh hoạt là mô hình xác định tỷ giá hối đoái được phát triển bởi Frenkel (1976), Mussa (1976) và Bilson (1978). Hai giả định quan trọng trong mô hình này là điều kiện UCIRP và PPP được duy trì liên tục, giá cả của hàng hoá là linh hoạt hoàn hảo ngay cả trong ngắn hạn. Điều này có nghĩa là thị trường hàng hoá phản ánh ngay lập tức nếu như có sự điều chỉnh tỷ giá44.

- Mối liên hệ giữa cung tiền và tỷ giá hối đoái: Với giả định là PPP luôn duy trì,

khi các yếu tố khác không đổi, nếu cung tiền trong nước tăng lên x% thì nội tệ sẽ giảm giá tương ứng x%; nếu cung tiền nước ngoài tăng lên y% thì nội tệ trong nước cũng tăng giá tương ứng y%.

- Mối liên hệ giữa thu nhập và tỷ giá hối đoái: Khi các yếu tố khác không đổi,

nếu thu nhập trong nước tăng sẽ làm tăng cầu tiền giao dịch. Khi cầu tiền tăng trong lúc lãi suất và cung tiền không đổi sẽ kéo giá trong nước giảm. Vì PPP duy trì nên giá cả tăng gây áp lực nâng giá nội tệ. Mặt khác, một sự gia tăng thu nhập nước ngoài sẽ làm cho giá cả nước ngoài giảm, và làm ngoại tệ tăng giá (tương ứng với việc nội tệ giảm giá) để đảm bảo điều kiện PPP.

- Mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái: Khi các yếu tố khác không đổi, nếu

lãi suất nội địa tăng lên sẽ làm nội tệ giảm giá, vì lãi suất nội địa tăng thì cầu tiền giảm, kéo theo việc giá trị đồng tiền trong nước giảm. Mặt khác, giả định rằng i = if + Π, i* = if* + Π*. Nếu hiệu ứng Fisher quốc tế được duy trì, if = if* thì sự gia tăng lãi suất trong nước là do sự gia tăng của lạm phát dự tính. Sự gia tăng của lạm phát dự tính làm cầu tiền giảm, tăng chi tiêu cho hàng hoá nội địa, điều này làm cho giá cả tăng lên. Để đảm bảo điều kiện PPP, trong tình huống này, giá trị đồng nội tệ phải giảm. Ngược lại, sự gia tăng trong mức giá nước ngoài sẽ dấn đến sự gia tăng trong chi tiêu cho hàng hoá nước ngoài. Để đảm bảo PPP xảy ra, sự tăng giá ở nước ngoài sẽ tạo áp lực tăng giá nội tệ.

44 Mô hình giá cả linh hoạt dựa trên giả định rằng giá cả trong nền kinh tế là linh hoạt hoàn toàn, trái phiếu thay thế hoàn hảo cho nhau và việc xác định tỷ giá hối đoái dựa trên mối quan hệ giữa cung tiền và cầu tiền. Trong tình huống này, những quốc gia có tốc độ tăng cung tiền cao sẽ đối mặt với lạm phát dự tính cao, làm giảm nhu cầu nắm giữ lượng tiền nhàn rỗi, thay vào đó là tăng mua hàng hoá, làm tăng giá trong nước và kết quả là làm giảm giá nội tệ để duy trì điều kiện PPP. Mặc dù giả định PPP duy trì không phải khi nào cũng đúng, nhưng nhìn chung mô hình giá cả linh hoạt có đóng góp quan trọng cho lý thuyết xác định tỷ giá hối đoái vì mô hình này đã chỉ ra được một cách rõ ràng hơn vai trò của cung tiền, lạm phát và sự tăng trưởng kinh tế lên tỷ giá.

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cấn cân thương mại (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)