Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của BIDV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng Tại BIDV (Trang 39)

Mặc dù có những bước tiến quan trọng về qui mô và trình độ phát triển, song hoạt động tín dụng của BIDV còn nhiều hạn chế:

) Sản phẩm tín dụng còn đơn điệu, chủng loại nghèo nàn và chất lượng chưa cao, chủ yếu cấp tín dụng dưới hình thức cho vay.

) Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV, dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng chiếm 68% tổng tài sản và thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm gần 70% tổng thu nhập, nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với mức độ rủi ro thực tế, nợ xấu chiếm đến 13%/tổng dư nợ, nếu phân loại theo Quyết định 493/2006/QĐ-NHNN.

) Rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng đặc biệt đối với các khách hàng xây lắp do doanh nghiệp đấu thầu dưới giá thành, quản trị doanh nghiệp yếu kém, thi công các công trình không có nguồn vốn thanh tóan hoặc chậm thanh toán. ) Một số Chi nhánh những năm trước được ghi nhận có chất lượng tín dụng khá

nhưng trong năm sau nợ xấu đã tăng đột biến, thể hiện sự đánh giá chất lượng tín dụng chưa sát với thực tế, có hiện tượng che dấu nợ xấu.

) Cơ cấu tín dụng đã có những chuyển biến tích cực nhưng danh mục cho vay vẫn chưa đầy đủ, chưa ổn định và đảm bảo định hướng lâu dài. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn cao trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn. Dư nợ cho vay DNNN chiếm tỷ trọng lớn (52% tổng dư nợ), trong khi rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Nhưng cơ cấu dư nợ theo ngành vẫn còn tập trung vào xây dựng (36% tổng dư nợ), có thể nói hiện nay lãnh vực này có mức độ rủi ro rất cao, nợ đọng trong xây dựng cơ bản là vấn đề rất nan giải hiện nay.

) Công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt, rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập.

) Việc đánh giá, phân loại khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Khi thực hiện chính sách khách

hàng dựa vào kết quả xếp loại doanh nghiệp, thì nhiều doanh nghiệp là khách hàng có tiềm lực về tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh lớn nhưng không đáp ứng được các điều kiện mà chính sách khách hàng đã đưa ra nên các Chi nhánh phải trình lên BIDV trung ương để áp dụng cơ chế đặc thù.

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại trong họat động tín dụng của BIDV

¾ Nhng nguyên nhân tm vĩ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng chưa cao nói trên xuất phát từ những hạn chế về nhận thức về quản trị rủi ro, về chính chính sách tín dụng và mô hình quản trị rủi ro tín dụng của BIDV. Có thể kể:

- V nhn thc: Nhận thức quản trị rủi ro tín dụng chưa đồng đều ở các cấp lãnh đạo của Chi nhánh, trong nhiều trường hợp một số lãnh đạo hiểu quản lý rủi ro tín dụng đồng nghĩa với hạn chế không cho vay từ đó chưa tích cực trong cơ cấu lại danh mục tín dụng, sàng lọc và mở rộng khách hàng để xây dựng mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở một số Chi nhánh.

- V chính sách tín dng: Các chính sách tín dụng còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng. Nội dung, phạm vi của chính sách này chưa bao quát được đầy đủ các trường hợp, chưa đề cập hết các đối tượng, các trường hợp đặc thù về khách hàng, các khoản vay, môi trường luật pháp, môi trường kinh tế…

- V mô hình t chc: Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng được vận dụng trong giai đọan này cũng bộc lộ rõ nét khiếm khuyết, chưa thực hiện rõ quy trình 3 chức năng trong thẩm định và quyết định tín dụng, xác định trách nhiệm trong phân cấp

ủy quyền còn hạn chế và việc thực hiện đánh giá thẩm định và phê duyệt tín dụng

theo nhiều cấp mang nặng tính hành chính nhưng hiệu quả lại không cao. ¾ T nhng nguyên nhân tm vi mô

Ngoài những nguyên nhân có tầm vĩ mô như trên, những nguyên nhân cụ thể hơn như các yếu kém trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của BIDV cũng là nguyên nhân gây ra những hạn chế đáng kể, chẳng hạn:

- Nguồn lực cán bộ tín dụng bất cập so với yêu cầu, chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng còn hạn chế do ít kinh nghiệm hoặc cách làm truyền thống đã ăn sâu, chưa thay đổi kịp theo cơ chế thị trường dẫn đến nhận thức về trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động tín dụng chưa đầy đủ; tâm lý đùn đẩy, né tránh trong xử lý tín dụng khá nặng nề.

- Chưa có một hệ thống công cụ đánh giá kiểm soát rủi ro đủ mạnh được sử dụng nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng một cách vững chắc. Do vậy, việc xác định giới hạn tổng thể với từng khách hàng về mức cho vay, bảo lãnh và mở tín dụng thư chưa đủ điều kiện và khả năng thực hiện được.

- Chưa thiết kế được hệ thống thông tin tương xứng để có thể kiểm soát một cách đầy đủ, có hiệu quả các thông tin khách hàng và danh mục tín dụng đảm bảo việc đánh giá đúng tình trạng và khả năng chi trả của khách hàng để ra các quyết định tín dụng chính xác, đồng thời thực hiện việc kiểm soát tăng trưởng & chuyển dịch cơ cấu tín dụng phù hợp với chiến lược phát triển đã đề ra của BIDV.

- Hệ thống đánh giá, phân loại khách hàng mặc dù đã xây dựng và áp dụng thử nghiệm, nhưng cũng chưa được hoàn thiện. Việc đánh giá khách hàng chủ yếu chỉ bằng “cảm tính” dẫn đến việc sàng lọc và xây dựng mục tiêu mở rộng khách hàng thiếu hẳn cơ sở đúng đắn.

Tóm lại: Một trong những nguyên nhân chính của những tồn tại trong hoạt động tín dụng là việc quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt, do thiếu công cụ để nhận diện, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, mà cụ thể là thiếu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện để hỗ trợ cho việc quản trị rủi ro.

2.4 Thực trạng hệ thống xếp hạng nội bộ tại BIDV

2.4.1 Thực trạng hệ thống xếp loại khách hàng của BIDV

Trước năm 2002, Hệ thống tiêu chuẩn xếp loại doanh nghiệp đã bắt đầu được lưu tâm. Một số văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng được ban hành. Đồng thời các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng tự phát nghiên cứu & hình thành Hệ thống tiêu chuẩn xếp loại doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng tiêu chuẩn xếp loại

doanh nghiệp theo phương pháp chấm điểm, theo văn bản 493/NHĐT ngày 20 tháng 6 năm 1999. Tuy nhiên, Hệ thống xếp hạng tín dung trong thời kỳ này mang tính chất tự phát, riêng lẻ, chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra Quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 1 năm 2002 v/v triển khai thí điểm đề án phân tích xếp loại doanh nghiệp thì các ngân hàng thương mại mới có căn cứ pháp lý để một xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp.

Dựa vào Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 01 năm 2002 và hướng dẫn về phương pháp phân tích, xếp loại doanh nghiệp theo Quyết định này, “Hệ thống tiêu chuẩn xếp lọai tín dụng doanh nghiệp” đã được Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.Hồ Chí Minh ban hành dưới hình thức Thông báo số 1538/TB-BGD. Nhưng các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp ban đầu này cũng chỉ mang tính chất thử nghiệm, kết quả xếp hạng chỉ được sử dụng có tính chất bổ sung cho việc phân tích tín dụng theo phương pháp truyền thống.

Hệ thống xếp loại khách hàng của BIDV chỉ chính thức được áp dụng cho toàn hệ thống sau khi Sổ tay tín dụng của BIDV được ban hành vào tháng 09 năm 2004 và được áp dụng cho đến nay với nội dung quy định có thể mô tả tóm tắt như sau:

™ Về Mục đích:

Hệ thống xếp loại khách hàng được xây dựng nhằm mục đích xây dựng các

chính sách phù hợp với từng nhóm khách hàng và duy trì cơ cấu khách hàng bền vững cho BIDV.

™ Về cơ sở xây dựng

Hệ thống xếp loại khách hàng được thực hiện căn cứ vào Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp và dựa trên định hướng chính sách tín dụng của BIDV.

Đối tượng áp dụng hệ thống xếp loại này là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và các Luật có liên quan, đang quan hệ tín dụng với BIDV.

™ Về tiêu chí đánh giá xếp loại

Hệ thống xếp hạng khách hàng sử dụng các chỉ tiêu về tài chính và chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá xếp hạng (Phụ lục 1 - Các tiêu chí xếp loại)

Nhóm các chỉ tiêu tài chính thể hiện tình trạng lành mạnh của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tóan như: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, như: Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay vốn lưu động, Hiệu quả sử dụng tài sản…của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp như: Hệ số tự tài trợ.

Và cuối cùng, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, việc chấp hành gởi các báo cáo tài chính theo định kỳ quý, năm một cách đầy đủ, chính xác theo yêu cầu cũng trở thành một tiêu chí để đánh giá xếp loại doanh nghiệp được áp dụng ở BIDV.

Bổ sung thêm vào nhóm tài chính nêu trên, các chỉ tiêu phi tài chính cũng

được BIDV sử dụng nhằm đo lường mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp đối với

Ngân hàng, gồm có:

Nhóm chỉ tiêu thể hiện uy tín trong quan hệ tín dụng như: Nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ gia hạn, Tỷ lệ lãi quá hạn, Sử dụng vốn vay đúng mục đích

Nhóm chỉ tiêu phản ảnh mức độ bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, như: Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm, Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo

Nhóm chỉ tiêu thể hiện mức độ quan hệ với BIDV như: Mức độ quan hệ tín dụng với BIDV, Tỷ lệ chuyển doanh thu qua BIDV, Số dư tiền gởi bình quân tại BIDV, Lợi nhuận khách hàng mang lại cho BIDV.

™ Về Phương pháp xếp hạng:

Việc xếp lọai được BIDV thực hiện bằng cách chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo thang điểm và tiêu chuẩn đánh giá đã định sẳn (Phụ lục 1 - Phương pháp xếp loại). Điểm số cho mỗi chỉ tiêu được chia làm 6 mức, từ 0 điểm đến 5 điểm.

Sau khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo các tiêu chuẩn, và thang điểm nêu trên, điểm xếp loại của doanh nghiệp còn có thể được điều chỉnh tăng hay giảm dưới hình thức điểm thưởng, phạt dựa vào một số lợi thế của doanh nghiệp như hệ số tự tài trợ cao, tỷ lệ dư nợ tín dụng có TSĐB…

Ví dụ quy định về điểm thưởng, phạt đang áp dụng tại BIDV như sau: - Hệ số tự tài trợ > 50%: thưởng 5điểm

- 100% dư nợ tín dụng có TSBD: thưởng 5 điểm

- Điểm thưởng cho các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính khác (lợi thế thương mại, mức độ uy tín trên thương trường) và các thông tin liên quan khác để chủ động cho điểm thưởng, phạt đối với khách hàng không quá 5 điểm.

Xếp hạng khách hàng

Căn cứ vào điểm số cuối cùng, tổng số điểm tối đa đối với 1 khách hàng là 100 điểm (chưa kể điểm thưởng), khách hàng sẽ được xếp loại thành 7 nhóm (thứ hạng), theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao như sau:

Bảng 2.10: Thang điểm xếp hạng và đặc điểm chung của nhóm khách hàng Thứ hạng Đặc điểm chung của nhóm khách hàng Nhóm A* Có điểm từ 100 điểm trở lên

- Tình hình tài chính lành mạnh, kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, có khả năng mở rộng và phát triển. Doanh nghiệp có vị thế mạnh trong một ngành kinh tế ổn định, bền vững; Doanh nghiệp

đựơc độc quyền kinh doanh một hoặc một số sản phẩm. Các sản

phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao

- Những thông tin phi tài chính liên quan khác rất tốt, có triển vọng phát triển ổn định bền vững, lâu dài.

- Đây là nhóm khách hàng được xem là đáng tin cây nhất, có mức tín nhiệm cao trong quan hệ với ngân hàng

Nhóm A

Có điểm từ 70 - 89

điểm

- Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh tốt, sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

- Những thông tin phi tài chính liên quan khác tốt, đảm bảo cho phát triển ổn định

- Có tín nhiệm trong quan hệ với ngân hàng

Nhóm B

Có điểm từ 50 - 69

điểm

- Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh hiện tại của khách hàng là bình thường tuy nhiên có một số chỉ tiêu chưa đạt mức độ tốt như khách hàng nhóm A

- Các khoản cho vay hiện nay chưa xuất hiện rủi ro nhưng đã bắt đầu có những dấu hiệu không tốt cần có biện pháp khắc phục kịp thời

Nhóm C

Có điểm từ 40 - 49

điểm

- Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh không tốt

- Các khoản cho vay có rủi ro tín dụng hoặc xuất hiện những yếu tố bất lợi dẫn đến nguy cơ không trả được nợ đúng hạn, phải gia hạn nợ, khoản vay không được bảo đảm đầy đủ.

Nhóm D

Có điểm từ 25 - 39

điểm

- Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh xấu đến mức báo động.

- Đã phát sinh nợ quá hạn hoặc đã phải gia hạn nợ nhiều lần, xuất hiện những yếu tố bất lợi dẫn đến nguy cơ không hoàn trả được nợ, khoản vay không được bảo đảm đầy đủ.

Nhóm E

Có điểm từ 10- 24

điểm

- Tình hình tài chính đã có vấn đề nghiêm trọng, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ, nợ vay chủ yếu là không có bảo đảm bằng tài sản. - Khách hàng có phát sinh những khoản nợ quá hạn khó thu hồi, có khả năng xẩy ra tình trạng mất vốn đối với ngân hàng.

Nhóm F Có điểm Dưới 10

- Tình hình tài chính có vấn đề rất nghiêm trọng, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ trong thời gian dài; doanh nghiệp có nguy cơ hoặc

điểm hoặc có không đáng kể, khả năng xử lý khó

- Khách hàng có phát sinh những khoản nợ khó đòi, ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn đối với những khoản đã cho vay

Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV, Chương VII Chính sách khách hàng

™ Về thay đổi mức xếp hạng

Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác cao hơn, thứ hạng đã xếp cho khách hàng dựa vào cách cho điểm nêu trên vẫn có thể phải điều chỉnh trong những trường hợp đặc biệt. ví dụ:

- Đánh tụt 1 hạng nếu khách hàng có kết qủa kinh doanh lỗ 2 năm liên tiếp

hoặc khách hàng có phát sinh nợ quá hạng trên 361ngày

- Đánh tụt 2 hạng nếu có quyết định khởi tố đối với thành viên ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng.

™ Về quy trình xếp hạng.

Để có thể thực hiện việc phân loại doanh nghiệp vào các nhóm một cách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng Tại BIDV (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)