Về phía các NHTM và TCTD

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT nợ xấu vấn đề mấu CHỐT TRONG tái cơ cấu hệ THỐNG NGÂN HÀNG (Trang 42 - 43)

III. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc giải quyết nợ xấu và thúc đẩy

2. Một số gợi ý chính sách nhằm xử lý nợ xấu và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu

2.2. Về phía các NHTM và TCTD

Nợ xấu là vấn đề không thể xử lý ngay được mà phải có lộ trình cụ thể, lâu dài. Trước mắt các TCTD phải chủ động tự xử lý nợ xấu thông qua việc nâng cao chất lượng quản trị điều hành, kiểm toán nội bộ, phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các chiến lược phát triển kinh doanh, thủ tục cấp tín dụng theo hướng lành mạnh, thận trọng. Bên cạnh đó, các ngân hàng và TCTD cần chủđộng phối hợp với khách hàng vay vốn để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý nhằm giúp các doanh nghiệp tiêu thụđược sản phẩm và giải quyết những khó khăn nhất thời trong hoạt động kinh doanh. Việc này có thể khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm trong ngắn hạn nhưng đổi lại khi doanh nghiệp phục hồi sẽ tác động tích cực trở lại đối với các TCTD và bù đắp bằng lợi nhuận trong tương lai.

Để xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai, Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD đã nêu rõ các TCTD cần chủđộng triển khai 10 giải pháp: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ

xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ; tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; hoán đổi nợ thành vốn; bán nợ xấu cho DATC thuộc Bộ Tài chính; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Tuy nhiên, để các biện pháp trên thực hiện có hiệu quả, các TCTD cần thực hiện tốt các công việc sau đây:

Mt là, phân loại nợ xấu để có biện pháp xử lý riêng phù hợp. Nợ xấu ở các TCTD chính là nợ không có khả năng chi trả của khách hàng mà phần lớn là doanh nghiệp, nợ xấu nằm trọng mạng lưới nợ của các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp

sẽ gây sự sụp đổ dây chuyền. Vì thế, cần phải có giải pháp cụ thể cho từng loại nợ

xấu, từng loại doanh nghiệp để đảm bảo xử lý tốt nợ xấu. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn cũng phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh, cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các DNNN, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư

ngoài ngành của các doanh nghiệp.

Hai là, các TCTD cần tăng cường trích lập và sự dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Việc bổ sung vốn dự phòng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh tay đòi nợ, có thời gian thanh lý tài sản thế chấp ở mức giá hợp lý, tạo nên nguồn thu cho những năm sau.

Ba là, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi. Việc chứng khoán hóa được thực hiện theo các phương pháp cụ thể: Với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động,… thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp các doanh nghiệp tồn tại phát triển. Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổđông lớn, cổđông nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khẳ năng tồn tại và phát triển.

Đây là hình thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ quốc tế. Đối với Việt Nam, từ

trước tới nay đã có rất nhiều trường hợp thành công không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các NHTM. Tuy nhiên, để tiến trình chứng khoán hóa được thành công, các NHTM cần tích cực nâng cao tính cộng đồng, phối hợp cùng nhau để xử lý nợ xấu. Các NHTM cần tích cực sử dụng các công ty con của mình như công ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tham gia chủ động tích cực và tiến trình chứng khoán hóa.

Bn là, minh bạch hóa hệ thống thông tin. Để thực hiện tốt việc minh bạch hóa thông tin, tránh tình trạng các ngân hàng vì muốn “làm đẹp” con số công bốđể thu hút khách hàng mà có thể dẫn đến tình trạng gian lận, công bố thông tin không chính xác theo hướng có lợi cho mình, cần phải có một tổ chức độc lập, có vai trò khai thác thông tin, kiểm định, kiểm soát thông tin từ phía các NHTM. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lĩnh vực tài chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ luật thị trường, NHNN cũng triển khai và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính” (Financial Soundness Indicators: FSIs) do Quỹ Tiền tệ Quốc tếđã xây dựng và phổ biến.

Năm là, các ngân hàng, TCTD cần hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ, đảm bảo chỉ có những người có thẩm quyền và có trách nhiệm trong ngân hàng mới được ra các quyết định và có sự giám sát chặt chẽ đểđảo bảo không có xung đột lợi ích, thông

đồng vì lợi ích nhóm.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT nợ xấu vấn đề mấu CHỐT TRONG tái cơ cấu hệ THỐNG NGÂN HÀNG (Trang 42 - 43)