Cải thiện thị trường ngoại hối và nâng cao năng lực quản lý ngoại hố

Một phần của tài liệu Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái trong ngoại thương Việt Nam (Trang 52 - 53)

IV- TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI HIỆN NAY

2.Cải thiện thị trường ngoại hối và nâng cao năng lực quản lý ngoại hố

Xuất phát từ thực trạng sử dụng các công cụ hành chính trong công tác quản lý ngoại hối thời gian qua. Chính phủ nói chung mà cụ thể là NHNN nên xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điểm sau để những công cụ hành chính trong công tác quản lý ngoại hối được hoàn thiện hơn, thật sự tạo ra được một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động ngoại hối trong thời gian tới.

Thứ nhất: Tiến tới thống nhất trên phạm vi Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. Điều này là một đòi hỏi tất yếu của một quốc gia có chủ quyền toàn vẹn và hoàn toàn không mưu thuẫn với xu hướng tiến tới tự do hóa hoạt động giao dịch ngoại hối. Để góp phần từng bước loại trừ những vấn nạn như hiện tượng USD hóa, tiến tới trên phạm vi Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, chúng tôi cho rằng Chính phủ nên xem xét và thực hiện những biện pháp sau:

- Nên có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhằm thu hút lượng ngoại tệ nhàn rỗi còn rất lớn trong các từng lớp dân cư.

- Chú trọng quản lý chặt các bàn thu đổi ngoại tệ. Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho khách hàng, các cư dân ra vào Việt Nam.

- Chính phủ nên có những quy định nghiêm cấm hiện tượng niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại. Tiến tới chấm dứt thực sự việc sử dụng ngoại tệ thanh toán nội bộ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thực sự thực hiện tốt khi tất cả các quan hệ thanh toán đối ngoại được hệ thống các tổ chức tín dụng, các ngân hàng đáp ứng đầy đủ với sự tham gia điều hòa của NHNN trên một thị trường ngoại hối hoàn thiện.

- Khoanh hẹp và tiến tới không cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ tiền mặt để kiểm soát những nghiệp vụ ngân hàng mang tính đầu cơ tiền tệ.

- NHNN nên nghiên cứu những hình thức như đánh thuế hay áp dụng cho những hoạt động chuyển đổi từ đồng Việt Nam (tiền mặt) sang ngoại tệ tiền mặt khi mang ra nước ngoài. Khuyến khích việc thanh toán trực tiếp qua hệ thống ngân hàng.

Thứ hai: Dần dần tiến tới tự do hơn trong giao dịch ngoại hối nhưng phải không làm mất sự giám sát của Nhà nước. Tự do giao dịch ngoại hối phải đi đôi với việc tăng cường hơn nữa sự giám sát các giao dịch và chu chuyển ngoại hối bằng cách kiểm soát chặt chẽ mọi hợp đồng thanh toán ngoại tệ và nên có quy định về mức phạt nặng các trường hợp kê giá, khấu giá trong các hợp đồng xuất nhập khẩu, những hoạt động đầu tư gian lận.

Thứ ba: Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi những quy định trong chế độ quản lý ngoại hối hiện hành. Cương quyết có những biện pháp trừng phạt nặng nề và không phân biệt thành phần kinh tế nếu vi phạm những quy định trong chế độ quản lý ngoại hối hiện hành.

Thứ tư: Cuối cùng Chính phủ nên thường xuyên chú trọng đến công tác rà soát để loại bỏ các văn bản, các quy định đã lạc hậu, mưu thuẫn lẫn nhau. Góp phần làm cho các quy định pháp lý được đơn giản, dễ hiểu và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái trong ngoại thương Việt Nam (Trang 52 - 53)