6- Để tính được sai số trung phương các cao độ ta tính [PVV] = VTP
3.6. ĐÁNH GIÁ ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC MỐC CHUẨN
Trong quá trình quan trắc không những các mốc dùng đểđo độ lún bị thay đổi
độ cao theo thời gian mà ngay cả các mốc chuẩn cũng không giữ được cao độ ổn
định trong suốt quá trình đo. Vì vậy, việc kiểm tra độ ổn định của các mốc chuẩn
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định và xử lí số liệu đo lún công trình.
Nguyên nhân gây ra sự chuyển dịch thẳng đứng (trồi, lún) của các mốc chuẩn là:
- Sự dịch chuyển của các lớp đất đá;
- Sự thay đổi nhiệt độ của các lớp đất đá dẫn đến sự co dãn thân mốc; - Ảnh hưởng bởi sự chuyển dịch thẳng đứng của bản thân công trình. - Sự thay đổi các mạch nước ngầm, điều kiện thủy văn
Việc phân tích kiểm tra độ ổn định của các mốc chuẩn cần phải được tiến hành trước khi xác định độ lún cho các mốc kiểm tra. Chỉ có các mốc chuẩn sau khi kiểm tra được đánh giá là ổn định thì mới được chọn để làm cơ sởđánh giá mức độ
chuyển dịch của lưới quan trắc trong chu kỳ tiếp theo (ngoại trừ chu kỳ 0).
Độ tin cậy kết quả đo phụ thuộc nhiều vào độ ổn định của mốc chuẩn. Đánh giá độ tin cậy của mốc chuẩn nghĩa là phân tích được sự chuyển động riêng của từng mốc và sai số xác định chúng.
Quan trắc mốc cơ sở phải được thực hiện kiểm tra thường xuyên, mốc có độ
cao không ổn định sẽ không được chọn làm mốc gốc cho quan trắc lún công trình.
Độ ổn định của mốc cơ sở được đánh giá theo phương pháp 1 mốc, theo phương pháp bình sai lưới tự do, hay phương pháp cao độ trung bình.
Phương pháp đánh giá độổn định của mốc gốc được chia thành 2 nhóm