Hạn ngạch nhập khẩu

Một phần của tài liệu những công cụ chính sách ngoại thương của nhật bản -bài học kinh nghiệm đối với ngoại thương việt nam (Trang 31 - 32)

II. Các biện pháp phi thuế quan trong chính sách ngoại thương nhật bản

1. Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp về khối lượng hoặc giá trị nhập khẩu của các loại hàng hoá nhất định được phép mang từ nước ngoài vào trong một thời gian nhất định thường là một năm. Hạn ngạch nhập khẩu được tính toán trên cơ sở dự đoán nhu cầu và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Vào đầu và giữa năm tài chính, Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp và Thương mại (MITI) sẽ phê chuẩn những mặt hàng nhập khẩu hạn ngạch được ghi trong giấy thông báo nhập khẩu. Thông báo nhập khẩu quy định trình tự các bước để xin hạn ngạch cho một hay một nhóm mặt hàng. Khi nhập khẩu một mặt hàng theo hạn ngạch, nhà nhập khẩu sẽ không được cấp giấy phép của ngân hàng quản lý ngoại hối hay các cơ quan khác nếu họ chưa xin được hạn ngạch của Bộ Công Nghiệp và Thương mại.

Hiện nay, ở Nhật Bản có 66 mặt hàng thuộc hạn ngạch nhập và hạn ngạch của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phân cho các nhà nhập khẩu trong giới hạn của tổng hạn ngạch theo một trong các chế độ sau :

- Chế độ theo dõi việc phân bố hạn ngạch nhập khẩu : hạn ngạch được phân bố căn cứ vào tỷ lệ hạn ngạch của nhà nhập khẩu trong một thời kỳ cụ thể

trong quá khứ so với tổng trị giá hay số lượng hạn ngạch của một mặt hàng hay một nhóm hàng.

- Chế độ theo dõi việc thông quan : việc phân bổ căn cứ vào tổng số lượng hạn ngạch hay giá trị hạn ngạch dự tính hoặc đã thực hiện được trong thời gian trước.

- Chế độ thông báo chính thức : việc phân bổ căn cứ vào số lượng hay trị giá hạn ngạch tối đa do các cơ quan nhà nước phân trước cho các nhà nhập khẩu. Mức hạn ngạch được quyết định trước này được qui định trong các thông báo chính thức gửi cho các nhà nhập khẩu.

- Chế độ theo đơn đặt hàng : hạn ngạch được phân bổ căn cứ vào số lượng hay trị giá hàng đã được đặt mua bởi người tiêu dùng cuối cùng.

- Chế độ theo đầu doanh nghiệp : là chế độ theo đó số lượng hoặc trị giá hạn ngạch được phân bổ bình đẳng cho các nhà nhập khẩu. Chế độ này thường được dùng đi đôi với một trong hai chế độ theo dõi nói trên.

- Chế độ ai xin trước được trước : hạn ngạch được phân theo nguyên tắc ai xin trước được trước cho đến khi đạt đến một nửa số lượng hay giá trị qui định.

- Chế độ thống nhất ý kiến của các quan chức về phân bổ hạn ngạch: theo chế độ này, các quan chức Bộ Công Nghiệp và Thương mại và các Bộ khác sẽ bàn bạc để quyết định hạn ngạch phân bổ cho các nhà nhập khẩu.

Một phần của tài liệu những công cụ chính sách ngoại thương của nhật bản -bài học kinh nghiệm đối với ngoại thương việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)