Những thành tựu đã đạt được và hạn chế khi dự án đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án đầu tư “Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn I”- Đánh giá và rút ra kinh nghiệm cho quá trình lập dự án đầu tư “Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn II (Trang 40 - 46)

Sau hai năm xây dựng thì dự án Nhà máy Bia Việt Hà giai đoạn 1 đi vào hoạt động.Công suất thực tế đạt 85% công suất thiết kế.Tỷ lệ phế phẩm - hàng tồn kho chỉ ở mức 5%. Tuy nhiên sản phẩm của Nhà máy bia Việt Hà

đã dần dần khẳng định được chỗ đứng trên thị phần sản phẩm bia trên thị trường. Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhà máy đạt được hết sức khả quan.

Trước hết về thị phần, trong 5 năm đầu đi vào hoạt động sản phẩm của Nhà máy còn gặp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường,sản phẩm bia của Công ty chỉ chiếm chưa đầy 1,2% thị trường cả nước. Thị phần chủ yếu chỉ là khu vực miền Trung như các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… Trong khi thị trường miền Nam và miền Bắc thì sản phẩm của bia Việt Hà không cạnh tranh được 2 công ty sản xuất bia truyền thống là nhãn hiệu bia Sài Gòn ở khu vực miền Nam và bia Hà Nội ở miền Bắc. Ngay tại thị trường miền Bắc thì thị phần của bia Việt Hà chỉ là 5, 09% trong khi của bia Hà Nội là 20, 08%.

Tuy nhiên, nhờ những thay đổi trong phương pháp tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu thì bia Việt Hà đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình. Đến hết năm 2006, thị phần bia Việt Hà là 2,6% thị phần bia Việt Nam và 7,05% trên thị trường bia miền Bắc. Tuy nhiên thị trường chủ yếu của các sản phẩm bia Việt Hà vẫn là các tỉnh miền Trung truyền thống và các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Quảng Ninh… trong khi thị trường miền Nam rộng lớn vẫn còn bỡ ngỏ, Tổng Công ty Việt Hà đang có kế hoạch tiếp cận và đưa sản phẩm thâm nhập thị trường miền Nam,một thị trường tiêu thụ rộng lớn trên thị trường tiêu thụ bia cả nước.Việc gia tăng các đại lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu tập trung vào các thị trường mà sản phẩm đã khẳng định được chỗ đứng và tiếp tục mở rộng vào thị trường miền nam,trong khi thị trường phía bắc đang có dấu hiệu chững lại.

Miền Bắc 45 45 45

Miền Nam 30 32 35

Miền Trung 32 38 40

Tổng đại lý 107 114 120

Nguồn: Phòng Thị trường

Sơ đồ 6: Thị phần của các hãng bia tại thị trường Việt Nam

3% 10%8% 8% 79% bia Việt Hà bia Sài Gòn bia Hà Nội các hãng khác

Thị phần của các hãng bia tại thị trường Việt Nam năm 2006

* Hoạt động sản xuất kinh doanh:

Công ty Việt Hà luôn có tốc độ tăng trưởng cao kể từ khi dự án được đưa vào hoạt động với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm.

Doanh thu của dự án đã đạt gấp 2 lần tính toán vàon ăm 2001 đạt 52 tỷ đồng. Năm 2003 doanh thu đã đạt bước nhảy vọt với doanh thu là 77 tỷ tăng 24 tỷ so với năm 2002 đạt mức tăng trưởng về doanh thu là 45,2%. Kể từ năm 2004, công suất dây chuyền đạt 100% công suất thiết kế ban đầu vì vậy mà sản lượng bia hàng năm của Công ty đạt 3 triệu lít/ bia hơi/ năm và 45 triệu lít bia chai. Vì vậy, cùng với việc giá thành sản phẩm tăng thì doanh thu đạt 95

Nhu cầu của ngành công nghiệp bia là rất lớn, mức tăng về cầu của ngành bia luôn đạt trên 12%/năm, trong khi đó sản lượng theo công suất thiết kế của ngành công nghiệp bia chỉ có tốc độ trung bình 8%/ năm chính vì vậy mà hầu hết các nhà máy bia phải hoạt động hết công suất. Nhà máy bia Việt Hà cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Đến trước năm 2001 thì sản lượng chỉ đạt 80% công suất thiết kế. Năm 2001 chỉ sản xuất và tiêu thụ 320 nghìn HL thì đến năm 2006 năng suất đã là 400 nghìn HL đạt 100% công suất thiết kế.

Sơ đồ 7: Công suất sản xuất của dự án

công suất 0 20 40 60 80 100 120 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 năm n g s u ất công suất

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nên thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không ngừng tăng. Nhà máy Việt Hà luôn là lá cờ đầu trong việc nộp thuế doanh nghiệp trong khối các doanh nghiệp thuộc sở công nghiệp quản lý.

Chất lượng sản phẩm luôn được nâng cao tuy nhiên vẫn giữ được hương vị đặc trưng.Bên cạnh đó mẫu mã bia chai và bia lon luôn được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng.

Hoạt động đầu tư có tác động to lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh qua đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp nhà nước như Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà thì hiệu quả kinh tế xã hội có ý nghĩa vô cùn quan trọng. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội có thể kể đến bao gồm: mức nộp ngân sách, thu nhập của người lao động và công tác giải quyết công ăn việc làm. Tại Công ty Việt Hà các chỉ tiêu này đạt mức khá so với các doanh nghiệp nhà nước khác, nhất là về mặt thu nhập. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 10: Tình hình lao động và thu nhập tại công ty Việt Hà Giai đoạn 2003 – 2006 TT Năm 2003 2004 2005 2006 1 Lao động (người) 200 220 268 326 2 Tốc độ tăng lao động (%) - 100 122 122 3 Thu nhập bình quân (1000đ/ng/tháng) 800 1000 1600 1800 4 Tốc độ tăng thu nhập (%) - 125 160 112,5 5 Nộp ngân sách (triệu đồng) 17256 19287 23188 27009 Nhìn vào số lao động tăng lên đều đặn hàng năm có thể thấy Công ty Việt Hà đã thực hiện công tác giải quyết công ăn việc làm khá tốt. Nếu như năm 2003 Công ty mới chỉ thu nhận 200 công nhân viên thì chỉ trong vòng có bốn năm, đến năm 2006 số lao động này đã tăng lên 326. Tốc độ tăng liên hoàn về số cán bộ công nhân viên cũng rất khả quan. Năm 2004 mức tăng so với năm 2003 là 110%, hai năm tiếp theo tốc độ tăng định gốc của số lao động luôn ổn định là 122%. Có thể nói việc thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm đã giúp Công ty rất nhiều trong việc thoả mãn chính sách Nhà nước trong vấn đề bức xúc về lao động tại Thủ đô Hà Nội, từ đó nâng cao sự tín

nhiệm của các cấp ban ngành thành phố đối với công tác kinh tế xã hội của Công ty.

Thu nhập của người lao động cũng tăng lên đáng kể qua vài năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng của lương bình quân là rất khả quan. Năm 2004 so với năm 2003 là 125%, năm 2005 so với năm 2004 là 160%. Đặc biệt, trong năm 2006 nhờ nhịp độ sản xuất kinh doanh liên tục phát triển nên đời sống và việc làm của cán bộ công nhân viên không những được đảm bảo ổn định mà ngày càng được cải thiện. Các khoản tiền thưởng ngoài lương, không những được duy trì đầy đủ như các năm trước mà còn có mức tăng hơn. Tiền thưởng bình quân trên 400.000đ/tháng, thu nhập 1, 8 triệu đồng/người tháng, là đơn vị có thu nhập bình quân đầu người cao nhất của Sở công nghiệp Hà Nội. Công ty vẫn tiếp tục duy trì thực hiện tốt nhất các chế độ chính sách đối với người lao động như 100% cán bộ công nhân viên được ký hợp đồng lao động, được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, được thăm quan nghỉ mát 100%, được trợ cấp hiếu hỷ, ốm đau sinh nhật, trợ cấp tai nạn rủi ro… Nhờ việc cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động nên từ nhiều năm nay Công ty đã thựchiện chế độ tuần làm việc 40 giờ, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, vui chơi giải trí, hội họp học tập… Chính sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động đã khiến họ càng trở nên gắn bó hơn với Công ty, lao động hăng say, nhiệt tình hơn và tất yếu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho Công ty Việt Hà

Các khoản nộp ngân sách từ thuế của Công ty Việt Hà cũng ngày càng gia tăng qua các năm. Từ năm 2003 đến năm 2006 tổng số tiền nộp ngân sách của Công ty lên tới con số 86.740 triệu đồng. Đây là một con số đáng ghi nhận đối với một doanh nghiệp Nhà nước.Tốc độ tăng trưởng của khoản nộp ngân sách cũng đáng khích lệ. Năm 2004 Công ty nộp ngân sách 19.287 triệu

đồng tức là tăng so với năm 2003 là 2.031 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng định gốc là 111,76%. Trong hai năm tiếp theo tốc độ tăng các khoản nộp ngân sách đều cao, 2005 với 120, 22% và 2006 là 116,67% tương ứng với số nộp ngân sách lên tới 27.009 triệu đồng.Thông qua đóng góp vào ngân sách, Công ty Việt Hà đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên khi đưa vào triển khai hoạt động thì dự án nhà máy bia Việt Hà giai đoạn I vẫn còn tồn tại những hạn chế. Đó là nguồn nguyên vật liệu sản xuất vẫn còn phải nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp và phải chịu mức thuế suất cao là 30% chính vì vậy mà giá thành sản xuất cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.Do đó dù đã có những giải pháp làm giảm giá thành sản phẩm như thực hiện tiết kiệm,giảm tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng,…nhưng giá thành của Nhà máy bia Việt Hà vẫn còn cao hơn so với 1 số nhãn hiệu bia có mặt trên thị trường.Do là nhà máy có trụ sở đặt trong nội thành nên diện tích còn nhiều hạn chế vì vậy gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô sản xuất.Máy móc thiết bị kỹ thuật hao mòn nhanh do phải hoạt động hết công suất khiến doanh nghiệp mỗi năm đều phải duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án đầu tư “Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn I”- Đánh giá và rút ra kinh nghiệm cho quá trình lập dự án đầu tư “Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn II (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w