- Thiết kế lô gô ấn tượng, khẩu hiệu (slogan) dễ nhớ và ý nghĩa cho cà phê xuất khẩu Việt Nam như : “ Cà phê Hương vị Việt Nam ” chẳng hạn.
f. Các giải pháp khác.
Trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản, để nâng cao được sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu của Việt Nam chúng ta cũng cần phải có các giải pháp khác như : đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê, đa dạng hoá sản phẩm xuất
khẩu, tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, tạo sự tin tưởng của họ bằng việc đáp ứng các điều khoản trong hợp đồng một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra còn phải tạo cho họ những điều khoản ưu đãi.
KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua cà phê đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đứng sau gạo, thậm chí theo số liệu thống kê năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta đã vượt gạo. Xuất khẩu cà phê hàng năm đem lại cho đất nước khoản ngoại tệ lớn,từ năm 2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê đã vượt mức 1 tỷ USD. Trong vòng mấy năm nữa kim ngạch xuất khẩu vẫn còn tăng. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil. Thương hiệu cà phê Việt Nam đã được thế giới biết đến và đang dần có chỗ đứng trên thị trường cà phê thế giới. Chúng ta đã có một số thương hiệu có uy tín như: Trung Nguyên, Vinacafe, Nescafe, Cà phê buôn ma thuột, cà phê Tây Nguyên … Năng suất cà phê của ta được đánh giáo vào loại cao trên thế giơi, hương vị tượng đối thơm ngon. Mặc dù vậy nhưng nhưng chất lượng vẫn còn chưa cao. Sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn kém. Cà phê Việt Nam chưa có được vị trí xứng đáng trên thị trường thế giới. Điều này làm ảnh hưởng khá lớn tới trị giá xuất khẩu cà phê của nước ta.
Do vậy để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, chúng ta cần phải tiến hành công nghiệp hoá, hiên đại hoá ngành cà phê. Công nghiệp hoá ở đây bao gồm từ khâu áp dụng các thành tựu mới của công nghệ sinh học trong chọn giống, đổi mới cớ cấu giống đến các khâu kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh. …Công nghiệp hoá cũng phải được thực hiện trong khâu đổi mới công nghệ chế biến, vừa tiên tiến vừa phù hợp với điều kiện sản xuất của nước ta, làm sao cho đạt được hiệu quả kinh tế cao. Để nâng cao sức cạnh tranh chúng ta cũng phải chú ý đến công tác đào tạo con người, bởi con người chính là nòng cốt của mọi hoạt động. Nếu chú ý đào tạo được đội ngũ nhân lực trình độ cao, làm việc chuyên nghiệp thì tin chắc rằng trong thời gian ngắn cà phê Việt Nam sẽ giành được vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1- GS.PTS. Tô Xuân Dân: Giáo trình Kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản Thông kê 1999. 2- PGS.RTS Trần Minh Đạo- TS Vũ Trí Dũng: Giáo trình Marketing quốc tê- Nhà xuất bản Hà Nội 2001.
3- MICHAEL E PORTER : Giáo trình Chiến lược cạnh tranh- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1996.
4- PHILIP KOTLER: Giáo trình quản trị marketing – Nhà xuất bản thông kê 2001. 5- Các trang Web: - http://www.moit.gov.vn - http://www.mofa.gov.vn - http://www.vicofa.org.vn - http://www.agroviet.gov.vn - http://www.vnexpree.net - http://vinanet.vn