Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Quận Gò Vấp năm 2008:

Một phần của tài liệu Báo cáo công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ ở Gò vấp (Trang 48 - 51)

2008:

2.1 Chỉ tiêu đào tạo năm 2008 được UBND Quận phê duyệt:

- Đào tạo 150

- Bồi dưỡng 200

2.2 Kết quả thực hiện chỉ tiêu:

- Về chuyên môn, nghiệp vụ 124

- Về lý luận chính trị 120

- Về đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước 65

- Đào tạo tiền công vụ 50

3. Nhận xét:

3.1 Mặt đạt được:

- Thực hiện quyết định số 140/2005/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về chế độ chính sách khuyến khích người có trình độ đại học công tác tại xã, phường, thị trấn, Phòng Nội vụ đã tham mưu Ủy ban nhân dân quận

duyệt danh sách chợ cấp khuyến khích cho cán bộ công chức phường có trình độ đại học hàng tháng, trình độ cán bộ công chức được nâng lên rõ rệt, đảm bảo tốt yêu cầu nhiệm vụ kinh tế văn hóa xã hội tại địa phương.

- Thực hiện tốt chương trình chuẩn hóa trình độ đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quận, đáp ứng được yêu cầu mới của từng công việc cụ thể.

- Trong năm qua, quận đã cử cán bộ, công chức quận và phường tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua đó cho thấy còn nhiều đồng có tinh thần học tập tốt, đạt được kết quả học tập cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số đồng chí chưa chấp hành tốt tinh thần học tập, kết quả học tập đạt được cực thấp có trường hợp bỏ học.

3.2 Mặt hạn chế:

Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng đã đạt được nhiều kết quả tốt đáng khích lệ, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong tình hình mới. Tuy nhiên, công tác này còn bộc lộ những khiếm khuyết, tồn tại cần khắc phục:

Thứ nhất, công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng, kế hoạch chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đơn vị. Đào tạo chưa gắn liền với quy hoạch, đào tạo và sử dụng chưa ăn khớp với nhau, đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đồng bộ với yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức.

Thứ hai, các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng có phần chồng chéo, trùng lặp, nặng lý thuyết, ít kĩ năng thực hành và kĩ năng làm việc thực tế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa sâu, còn nhiều lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn; chưa quan tâm nhiều đến đào tạo kiến thức quản lý chuyên ngành, lĩnh vực; việc mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề có phần hạn chế.

Thứ ba, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chậm cải tiến, hiện đại hóa, các trang thiết bị học tập chưa được tăng cường cho phù hợp với yêu cầu hiện

đại hóa; đội ngũ giáo viên con yếu và thiếu, chưa được chú trọng bồi dưỡng phát triển về chuyên môn cũng như về phương pháp đào tạo.

Thứ tư, nhận thức của một vài cán bộ, công chức còn chưa chú trọng đến việc học hoặc do yêu cầu công tác đòi hỏi công việc ngày càng nhiều nên chưa sắp xếp tốt thời gian để tự học

Thứ năm, ngân sách đào tạo còn quá ít nên chưa đáp ứng hết nhu cầu đào tạo ngày càng nhiều của quận và cơ sờ. Một số cán bộ, công chức có hoàn cảnh khó khăn đang theo học các lớp đại học nhưng chưa được hỗ chợ kinh phí học tập. Mặt khác đa số các trường hợp được hỗ chợ kinh phí học tập là các cấp lãnh đạo, chưa có sự đầu tư cho nguồn cán bộ trẻ.

Thứ sáu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của địa phương chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Các nhóm đối tượng cán bộ, công chức ở mặt này hoặc mặt khác còn chưa đạt các tiêu chuẩn theo quy định, đặc biệt đội ngũ cán bộ cơ sở, xã, phường trình độ còn thấp và còn nhiều bất cập.

Thứ bảy, chất lượng đào tạo (nhất là hệ tại chức) chưa cao; một số công chức đang chạy theo bằng cấp.

3.3 Nguyên nhân:

Theo em, những hạn chế trên còn tồn tại là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Nhận thức của cán bộ, công chức và lãnh đạo các cấp về công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa chuyển biến kịp thời và ngang tầm với đòi hỏi của thời kì mới, chính vì vậy mà tổ chức, chỉ đạo còn thiếu kiên quyết, phối hợp không chặt chẽ, thiếu thường xuyên và liên tục. Cán bộ, công chức chưa thấy rõ đòi hỏi về kiến thức, kĩ năng trong thực hiện nhiệm vụ và chưa ý thức được vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao năng lực làm việc của mình.

- Cơ chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng đang hình thành nhưng thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc, khó khăn phức tạp. Đồng thời, sự phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều điều bất ổn, thiếu tập trung và bất hợp lý.

Một phần của tài liệu Báo cáo công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ ở Gò vấp (Trang 48 - 51)