Về nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 71)

Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT

2.2.1.3. Về nội dung thẩm định

Mặc dù nội dung thẩm định đã khá đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện, song vẫn còn một vài thiếu xót.

- Đối với nội dung thẩm định khách hàng cần quan tâm hơn nữa đến thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp: Một doanh nghiệp với tình hình tài chính lành mạnh, có vị thế trên thị trường sẽ có được những dự án tốt và khả năng gặp phải rủi ro trong kinh doanh thường thấp. Nguồn trả nợ từ hoạt động ngoài dự án tuy là nguồn trả nợ phụ nhưng nó đặc biệt quan trong khi dự án gặp khó khăn. Do vậy để đánh giá được doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần phân tích kỹ các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp: hệ số khả năng thanh toán, hệ số kết cấu tài chính, hệ số sử dụng các nguồn lực, hệ số sinh lời… so sánh với các chỉ số trung bình ngành, với một số doanh nghiệp tương tự… để đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, từ đó xác định được thị phần của doanh nghiệp trên thị trường .

Sử dụng các chỉ tiêu như:

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán chung của công ty.

Tài sản có ngắn hạn

---*100% Tài sản nợ ngắn hạn + nợ dài hạn đến hạn

Công ty cổ phần Vital có hệ số thanh toán ngắn hạn là: *100% 41.97% 791 , 29 505 , 12 =

<100%, có thể công ty dùng tài sản có ngắn hạn để mua tài sản cố định hoặc dùng để trả khoản nợ thay cho phải dùng lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Hệ số thanh toán nhanh:

Tài sản có tính lỏng cao

---*100% Tài sản nợ ngắn hạn

Tài sản có tính lỏng cao như là các tài sản như tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp có thể bán ngay.

Tính chỉ tiêu trên để xem xét khả năng trả nợ nhanh của doanh nghiệp +Hệ số tài sản cố định:

Tài sản cố định

---*100% Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ số này càng nhỏ càng an toàn.

Trong dự án nước khoáng Vital, hệ số tài sản cố định:

769895 895 , 16

*100%=2197% Hệ số này cao nên doanh nghiệp đang ở mức độ không an toàn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu. Khi đi vào hoạt động, có thu nhập thì sẽ tăng vốn chủ sở hữu, trong khi tài sản cố định đã đầu tư trong giai đoạn đầu.

+Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định: Tài sản cố định

---*100% Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

+ Hiệu suất lao động:

Tổng giá trị gia tăng

---*100% Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ

Tổng giá trị gia tăng = lợi nhuận từ hoạt động + chi phí nhân sự và lao động + chi phí thuê + thuế và các chi phí xã hội + các khoản chi phí + chi phí khấu hao.

….

Dựa vào những chỉ tiêu áy có thể đánh giá sau hơn về tình hình tài chính của khách hàng cũng như tình hình hoạt động sản xuất, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Đối với nội dung thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư: Cần chú ý xây dựng một hệ thống các chuẩn mực phù hợp với từng ngành nghề cụ thể nhằm đánh giá các yếu tố về mặ kỹ thuật được chính xác. Ngân hàng cần nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành các định mức dự toán cơ sở phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện xây dựng đồng thời hướng dẫn các chủ đầu tư và tổ chức tư vấn lập đơn giá xây dựng công trình, trình duyệt để làm cơ sở lập tổng dự toán thuộc các dự án đầu tư xây dựng.

- Đối với nội dung thẩm định thị trường: Quan tâm đến mọi khía cạnh của thị trường, đa dạng hoá các nguồn thông tin để thu thập được những thông tin chính xác và nhanh chóng. Đặc biệt là đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cần chú ý đánh giá về các sản phẩm cũng như các đối thủ cạnh tranh, tiềm năng của doanh nghiệp kỹ lưỡng, có thể xây dựng những chỉ tiêu để đánh giá rõ ràng hơn. Bên cạnh đó phân tích thị trường, dự đoán xem những yếu tố biến động tác động như thế nào đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm.

Để đánh giá đuợc mức độ cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định nên sử dụng một số chỉ tiêu như sau:

+ Thị phần của dự án/ thị phần của các đối thủ cạnh tranh

+ Doanh thu từ bán sản phẩm của dự án/ doanh thu của các đối thủ cạnh tranh + Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu

Thông qua các chỉ tiêu trên cán bộ thẩm định có thể đánh giá được mức độ cạnh tranh của sản phẩm đối với các sản phẩm khác cùng loai trên thị trường.

- Đối với nội dung thẩm định tài chính của dự án: Không chỉ quan tâm đến khả năng trả nợ của dự án mà cần theo dõi cả vòng đời của dự án, sự quay vòng của vốn. Mặt khác cần chú ý phân tích độ nhạy của dự án, đưa nhiều yếu tố thay đổi cùng một lúc để đánh giá được khách quan hơn.

- Về nội dung đánh giá mức độ rủi ro của dự án: Dự án đầu tư luôn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố rủi ro về thiên tai, hoả hoạn, rủi ro biến động giá bán, nguyên nhiên vật liệu yếu tố đầu vào… Do vậy, phân tích rủi ro là một nội dung rất quan trọng và cần được quan tâm một cách thích đáng hơn. Để phân tích rủi ro có thể sử dụng một số phương pháp sau:

+ Điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu: Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là điều chỉnh mức tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro hoặc có thể chấp nhận ở mức rủi ro tối thiểu. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách cộng thêm vào lãi suất một mức bù rủi ro. Sau đó tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR… theo mức lãi suất mới sau khi đã điều chỉnh mức rủi ro.

Bảng điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu

Mức bù rủi ro Điều kiện áp dụng 4%

Mở rộng dự án hoạt động Mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả

7% Thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty 10% Dự án sản xuất sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới

+ Phương pháp hệ số tin cậy: Phương pháp này điều chỉnh giá trị của dòng tiền dự kiến (CFi) bằng cách đưa vào các hệ số điều chỉnh đặc biệt ai đối với từng thời kỳ thực hiện dự án. CCFi

ai = −−−−−−− ⇒ CCFi = ai * RCFi RCFi

Trong đó CCFi là giá trị các luồng thu nhập ròng không có rủi ro trong thời kỳ i.

Từ đó xác định lại NPV và IRR của dự án.

+ Phương pháp phân tích theo kịch bản: Phương pháp này tiến hành theo ba bước:

Bước 1: Xây dựng mô hình bài toán tổng quát trong đó xác định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư và mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau.

Bước 2: Tiến hành phân tích độ nhạy để xác định các nhân tố tác động mạnh nhất đến kết quả và hiệu quả đầu tư

Bước 3: Căn cứ vào kết quả bước 1 và bước 2 xác định những tình huống có thể xảy ra nhiều nhất đối với dự án và tiến hành phân tích các tình huống đó. Việc phân tích kịch bản sẽ thường được tiến hành theo một số kịch bản thường xảy ra. Số lượng kịch bản dựa vào mong muốn của nhà phân tích. Kết quả phân tích kịch bản là một số bức tranh về tình hình đầu tư trong tương lai. Đây sẽ là cơ sở để cán bộ thẩm định đưa ra quyết định của mình.

+ Phương pháp phân tích theo xác suất: Phương pháp này được thực hiện theo 5 bước:

Bước 1: Xây dựng mô hình bài toán, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư

Bước 2: Tiến hành phân tích độ nhạy để xác định nhân tố tác động mạnh nhất đến kết quả và hiệu quả đầu tư

Bước 3: Lựa chọn những nhân tố tác động mạnh nhất đến kết quả và hiệu quả đầu tư, tiến hành phân tích các nhân tố đó về xác suất và giá trị ứng với từng xác suất.

Bước 4: Lựa chọn ngẫu nhiên từng nhân tố với một giá trị và đánh giá kết quả và hiệu quả theo việc lựa chọn đó. Việc lựa chọn này được tiến hành nhiều lần, số lần tuỳ thuộc vào mong muốn của nhà đầu tư

Bước 5: Căn cứ vào kết quả tính toán ở bước 4, xây dựng bảng tổng quan về phân tích xác suất trong đó xác định: Giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn, xác suất thành công của dự án.

Việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào từng dự án, mức độ phức tạp của dự án. Cán bộ thẩm định cần linh hoạt trong cách sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w