Các mô hình sử dụng băng cây xanh canh tác trên đất dốc

Một phần của tài liệu Đất và dinh dưỡng đất (Trang 112 - 113)

5. Kỹ thuật quản lý đất

5.1.2. Các mô hình sử dụng băng cây xanh canh tác trên đất dốc

Sử dụng băng cây xanh cốt khí bảo vệ đất, cung cấp chất xanh nâng cao độ phì đất trong trồng chè ở vùng đồi. Đây là mô hình rất phổ biến áp dụng ở vùng đồi trung du trồng chè. Băng cốt khí còn có tác dụng thu hút côn trùng, sâu bệnh cư trú nên dễ có điều kiện tiêu diệt chúng.

Sử dụng băng cây xanh để thâm canh sắn đồi. Mô hình điển hình được thực hiện ở

Cao Phong - Lập Thạch –Vĩnh Phúc (Nguyễn Ngọc Bình). Xã có 450 ha đất đồi trọc phù sa cổ tạo thành ruộng bậc thang để trồng sắn. Để trồng sắn có hiệu quả và bền vững cần một lượng phân bón rất lớn, tạo ruộng bậc thang rộng. Ngoài ra trong chế biến sắn khô cần một lượng củi đáng kể. Vì vậy người dân ngoài dùng phân chuồng để bón đã kết hợp trồng các băng xanh (cây muồng, cốt khí) trên các bờ ruộng bậc thang để lấy lá làm phân xanh, thân cây làm củi. Những nơi có các hàng cây gỗ lấy củi và phân xanh được trồng tương đối dày, cây khá cao đã che bóng sắn, làm giảm năng suất. Dân địa phương đã sử dụng một số giống sắn chịu bóng kết hợp điều tiết chiều cao băng cây xanh hợp lý đểđảm bảo năng suất sắn.

Mô hình quế - cốt khí làm băng chắn: Ở Thác Bà (Yên bái) có thể gặp các mô hình trồng quế có băng chắn là cốt khí. Cốt khí che bóng cho quế non và được đốn phát 4 lần trong năm để làm phân xanh. Sau 3 năm cốt khí đốn làm củi và đuợc trồng lại. Một gia đình thực hiện kiểu canh tác này đã chấm dứt du canh lúa nương trên 7 ha.

132

Sử dụng băng cây xanh để canh tác lửa rãy: Dự án CIDSE và LINDP (1998) đã hướng dẫn dân tộc Tày ở xã Ngọc phái (chợĐồn-Bắc Kạn) có tập quán canh tác nương rẫy sử dụng cây cốt khí tạo thành băng xanh theo đường đồng mức để thâm canh lúa nương trên

đất dốc. Sau 4 năm canh tác lúa nương, năng suất lúa tương đối ổn định nên từ một số hộở

bản Cuôi áp dụng đã lan ra toàn bản và một số bản khác trong xã.

Sử dụng băng cây xanh trên vùng nhiệt đới bán khô hạn: Điều đáng chú ý đất ởđây có phản ứng trung tính và rất khô hạn. Nhân dân địa phương đã xây dựng các ruộng bậc thang bề rộng 5-10m trên sườn dốc trồng các cây hoa mầu: đậu đỗ, lạc, củđậu… Trên các bờ ruộng bậc thang người dân trồng các cây keo dậu tạo thành các băng cây xanh chạy theo đường

đồng mức. Các cây keo dậu được đốn hàng năm dể lấy phân xanh, thâm canh các cây hoa màu nông nghiệp. Thân keo dậu dùng làm củi đun. Phân xanh ởđây có vai trò rất quan trọng vì đất ởđây có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều cát.

Mô hình trồng cây cốđịnh đạm trên đất nương rãy bỏ hoá: Trung tâm nghiên cứu Sinh thái môi trường rừng đã thử nghiệm mô hình này ở Hoà Bình trên đất phát triển trên đá vôi. Bốn loài cây được trồng là: đậu triều, cốt khí, keo dậu, keo Philippin (Desmodium rensonii).

Để đảm bảo độ che phủ đất nên mật độ trồng các cây rất dày (10.000 cây /ha ). Kết quả

nghiên cứu (Ngô Đình Quế 2001) cho thấy: keo Philippin cho khối lượng chất hữu cơ cao nhất 41tấn /ha/18 tháng, thấp nhất là keo dậu 20 tấn/ha/18 tháng ..., cung cấp một lượng đạm

đáng kể (40-100 kg N /ha/18 tháng ). Kết quả là rút được 1/2 thời gian bỏ hoá (khoảng 4-5 năm, năng suất lúa nương đạt 910-960 kg/ha/vụ tương đương với đất bỏ hoá có rừng tự nhiên phục hồi lại sau 6 năm.

Một phần của tài liệu Đất và dinh dưỡng đất (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)