Xác định giá trị của rừng với hấp thụ cácbon

Một phần của tài liệu Hấp thụ các bon (Trang 54 - 55)

3. Hấp thụ cácbon trong lâm nghiệp

3.3.2. Xác định giá trị của rừng với hấp thụ cácbon

Mặc dù rừng có giá trị nhiều mặt về sản phẩm và dịch vụ khác nhau, nhưng hiện tại, chủ rừng chỉđược chi trả thực tế cho gỗ và hấp thụ cácbon (nếu có). Vì vậy nhiều tác giảđã đưa ra công thức để tính toán các giá trị thực dụng này.

Nếu rừng không được chi trả giá trị về hấp thụ cácbon cũng như không phải trả tiền cho chi phí duy trì, giá trị hiện tại của rừng trong một chu kỳ lâm nghiệp dài T năm được tính

(3.4)

Trong đó NPVT là giá trị quy về hiện tại của rừng được khai thác ở năm thứ T sau khi trồng; pv là giá gỗ ($/m3) tại thời điểm khai thác; r là tỷ lệ khấu trừ, cE là chi phí tạo rừng, vt là trữ lượng gỗở năm thứ T (Subarudia et al., 2004).

Nếu như rừng được trả tiền cho giá trị hấp thụ cácbon của nó, phương trình tính giá trị của rừng sẽ thay đổi. Dạng phương trình chính xác phụ thuộc vào hệ thống tính toán và chi trả cho hấp thụ cácbon. Một vài phương pháp tính toán đã đề xuất để đánh giá những giá trị có thể có, nhưng không cốđịnh, của các dự án lâm nghiệp. Ởđây xin giới thiệu công thức thông dụng nhất – hệ thống tính hấp thụ các bon lý tưởng.

Trong một hệ thống tính giá trị của rừng cho hấp thụ cácbon lý tưởng, chi trả cho hấp thụ các bon sẽ xảy ra nếu hệ thống tạo được lượng hấp thụ thực, và nếu cácbon bị giải phóng ngược trở lại vào không khí (vd. do lửa hay khai thác), chủ rừng phải trả lại tiền cácbon này. Phương trình tính hiệu quả kinh tế của hệ thống này là:

(3.5)

Trong đó NPVI, T là giá trị quy về hiện tại của rừng khai thác năm thứ T sau khi trồng và nhận được cácbon dưới hệ thống tính hấp thụ lý tưởng; vt, bt là thể tích gỗ lớn và lượng cácbon trong sinh khối (Mg/ha) trên mặt đất tương ứng, ở năm thứ t. Δbt để chỉ lượng thay đổi hàng năm của sinh khối (dòng chảy cácbon hàng năm giữa không khí và cây), nó có thể nhận giá trị dương (nếu hấp thụ cácbon) hoặc âm (nếu giải phóng cácbon); (bT. pb (1+r)-T) là

để chỉ giá trị qui về hiện tại của lượng cácbon bị giải phóng do khai thác rừng gây ra (Subarudia et al., 2004).

Một phần của tài liệu Hấp thụ các bon (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)