Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đào tạo 1 Xét theo tính chất kinh tế

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và đào tạo cảu Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

2.2.2.1 Xét theo tính chất kinh tế

Xét theo tính chất kinh tế, chi NSNN cho giáo dục đào tạo gồm chi: Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

Bảng 2.4 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo xét theo tính chất kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng chi NSNN cho GD- ĐT

Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển Số chi Tỷ lệ Số chi Tỷ lệ 2003 27.510 24.310 88,36% 3.200 11,63% 2004 32.730 27.830 85% 4.900 14,97% 2005 41.360 35.007 84,6% 6.623 15,36% 2006 55.300 45.595 82,45% 9.705 17,55% 2007 66.770 55.240 82,73% 11.530 17,26%

Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo, Bộ giáo dục

• Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục và đào tạo đã được ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu chi đầu tư phát triển của NSNN cho linh vực hạ tầng xã hội và không ngừng tăng lên. Số liệu cho thấy chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục và đào tạo có xu hướng tăng nhanh cả về quy mô và tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục đào tạo. Năm 2007, toàn nghành được bố trí 11.530 tỷ đồng chi đầu tư phát triển, tăng 18,8% so với năm 2006.

Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi mang tính chất đầu tư như mua sắm, xây dựng, sửa chữa trường lớp… Đây là khoản chi nhằm củng cố và phát triển quy mô trường lớp, góp phần quan trọng trong việc phát triển của nghành. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mạng lưới trường lớp không chỉ được mở rộng về quy mô mà còn được nâng cao về chất lượng. Cơ sở trường lớp khang trang, sạch sẽ và có kiến trúc hiện đại

sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút học sinh đến trường. Để làm được như vậy đòi hỏi phải có các khoản chi đầu tư lớn cho nghành giáo dục trong thời gian tới và phải đảm bảo được tỷ trọng chi hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường xuyên trong cơ cấu chi của nghành.

• Chi thường xuyên

Các khoản chi thường xuyên là các khoản chi phục vụ cho hoạt động của giáo dục đào tạo như chi lương, phụ cấp, chi cho giảng dạy, học tập, chi hành chính,…

Cùng với sự phát triển của nghành giáo dục, đội ngũ giáo viên cũng ngày một tăng. Hơn thế nữa, lương của giáo viên cũng là vấn rất được Chính phủ quan tâm. Trong những năm qua, lương của công chức nói chung và lương của giáo viên nói riêng liên tục được cải thiện. Việc tăng lương sẽ góp phần tăng thu nhập cho giáo viên và là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, với chính ách ưu đãi với giáo viên về tiền lương thì ác khoản chi lương sẽ ngày một tăng và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổn chi của nghành giáo dục. Năm 2007 chi thường xuyên được bố trí 55.240 tăng 21,15% so với năm 2006. Nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đủ để tạo ra những thay đổi có tính chất đột phá. Nên đa số ở các tỉnh, cơ cấu chi tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương vẫn chiếm khoảng 85%-90% và chi cho các hoạt độn giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lý chỉ khoảng 10%-15% chi thường xuyên.

- Chi CTMT Quốc gia:

Kinh phí CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo được Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm bố trí tăng dần hằng năm từ 970 tỷ đồng lên 4.030 tỷ đồng năm 2007 ( tăng 35,7% so với năm 2006). Trong đó, năm 2007, kinh phí CTMT Quốc gia được bố trí theo các dự án như sau:

(1) Duy trì kết quả PCDGTH, thực hiện PCTHCS và hỗ trợ PCTHPT: 170 tỷ đồng

(2) Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy: 550 tỷ đồng

(3) Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường: 90 tỷ đồng

(4) Đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường CSVC các trường sư phạm: 540 tỷ đồng

(5) Hỗ trợ GD miền núi, vùng sâu dân tộc ít người và vung có nhiều khó khăn: 400 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và đào tạo cảu Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w