Giáo dục
Bài học về lựa chọn dự án
- Lựa chọn dự án đơn giản, có hiệu quả. Nhìn chung, cách lựa chọn các tiểu dự án thuộc các hợp phần của dự án đơn giản, gắn với kết quả đầu ra trực tiếp có thể lượng hoá, có thể nhìn thấy, cân đong đo đếm được. Kết quả đầu ra đều được xem xét đến hiệu quả trực tiếp, hiệu quả tổng hợp kinh tế xã hội trên địa bàn. Qua nghiên cứu ở các huyện, xã ở Tỉnh Sơn La cho thấy, hầu như các công trình, các mô hình được đầu tư đều rất rõ ràng. Với sự rõ ràng này sẽ tạo điều kiện cho việc theo dõi, đánh giá chương trình.
- Ưu tiên thực hiện chương trình. Mỗi tỉnh, mỗi huyện đều có cách thức ưu tiên lựa chọn công trình, lĩnh vực ưu tiên phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và tập quán của địa bàn.
Điều đặc biệt là các tỉnh, huyện, xã đều chú ý đến một số công trình, một số mô hình trọng điểm, không dàn trải. Như vậy trong quá trình lập kế hoạch cần phải hướng dẫn định hướng cho người dân hiểu và tập trung mạnh vào nhũng lĩnh vực, những ngành nghề mà đang đực khuyến khích, phù hợp với định hướng chuyền dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp của các xã và các huyện.
- Số lượng các mô hình trình diễn không nhiều nhưng mà các công trình không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ dàng nhân rộng mô hình sau khi dự án kết thúc.
II. ĐỊNH HƯỚNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Định hướng xoá đói giảm nghèo ở Sơn La.
Xuất phát từ việc đánh giá, nghiên cứu tổng thể tình hình nghèo đói ở Sơn La và DAGN tỉnh Sơn La giai đoạn 2002-2007, tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số định hướng xoá đói giảm nghèo ở Sơn La như sau:
Triển khai đánh giá từ cơ sở xác định chính xác tỷ lệ hộ nghèo hiện nay để tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người dân làm giàu chính đáng, giúp đỡ những người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trên cơ sở rà soát lại quy hoạch sản xuất, điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư, lồng chép các nguồn vốn để huy động các nguồn lực của toàn xã hội tăng
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, trợ giúp đào tạo hướng nghiệp, dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm... đối với các xã nghèo, nhóm người nghèo khó khăn nhất. Mở rộng các ngành nghề dịch vụ, phân công lại lao động, tạo việc làm tăng thu nhập cho dân cư. Chủ động sắp xếp, điều chỉnh lại dân cư một cách hợp lý gắn với quá trình tái định cư thuỷ điện Sơn La.
Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư, chấm dứt tình trạng hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%.
2. Một số kiến nghị
2.1. Về công tác vận hành và bảo dưỡng các công trình xây lắp
- Để đảm bảo cho các công trình của dự án cũng như của các chương trình dự án khác phát huy được hiệu quả bền vững, lâu dài cần phân cấp mạnh mẽ cho xã, ban quản lý các công trình trên địa bàn, đẩy mạnh việc hướng dẫn xã, bản xây dựng quy ước, quy chế quản lý sử dụng các công trình trên địa bàn.
- Tổ chức quản lý: đối với những công trình mang tính chất lien xã thì các phòng chức năng phải là khâu nối chính quyền của các địa bàn lien quan trong việc quản lý sử dụng các công trình này, phân đoạn công trình cho các địa phương quản lý sử dụng nhưng phải tránh tính cục bộ địa phương.
- Kinh phí: (Lao động, NSNN…): Hàng năm cần bố trí một ngân sách cho công tác duy tu bảo dưỡng các đong trình đòi hỏi số vốn lớn vượt quá khả năng đóng góp của địa phương, người hưởng lợi như đường giao thông, thủy lợi.
- Ban quản lý Dự án Tỉnh tổng hợp những ý kiến từ cơ sở, xã, huyện, có yêu cầu bổ sung, thay đổi về Ngân sách phát triển xã, cần giải trình rõ ràng, cụ thể, giúp cho các chương trình Dự án tương tự sau này.
- Để dự án phát huy được tính hiệu quả, nên có pha 2 của Dự án và tập trung vào Ngân sách phát triển xã và Mô hình ứng dụng Nông nghiệp.
- Cần phải tập trung vào hoạt động tuyên truyền rõ mục đích của chương trình, dự án cho các Ban ngành của tỉnh, huyện và mọi người dân trong các xã thực hiện biết rõ.
- Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, thăm quan cho cán bộ Huyện lien quan và cán bộ thôn ban ngay trong những năm đầu triển khai.
- UBND Tỉnh cần hướng dẫn cụ thể cho cac huyện, xã tron việc thực hiện các văn bản củ Trung ương.
2.3. Về mô hình ứng dụng nông nghiệp.
Để các mô hình ứng dụng nông nghiệp có tác dụng, hiệu quả, bền vững , hướng tới nhiều hộ nghèo hơn, cũng như đạt được những mục tiêu của dự án đề ra cần:
Thông tin tuyên truyền sâu rộng về mô hình nông nghiệp do dự án đầu tư tới thôn, bản để người dân biết đầy đủ thông tin và hướng dẫn các hộ nghèo tích cực tham gia đề xuất các mô hình phù hợp với địa phương, phù hợp với khả năng, điều kiện đáp ứng của nhóm hộ.
Tiếp tục tăng các MHNNUD có hiệu quả như nuôi bò sinh sả, nuôi dê, trồng lúa, ngô thâm canh, cung cấp máy chế biến …
Đào tạo nhóm nông dân giỏi địa phương làm hạt nhân để hỗ trợ khuyến nông xã, thú y thôn bản;
Đối với các xã có nhiều mô hình chăn nuôi, nhất thiết phải tăng cường thú y thôn bản được trang bị tủ thuốc để tiêm phong, xử lý bệnh kịp thời cho gia súc, gia cầm.
Một số mô hình khó làm, rủi ro cao, cần một hộ nông dân làm ăn giỏi, khá hỗ trợ hộ nông dân nghèo.
Chia các nhóm hộ nghèo, hình thành các nhóm sở thích (nuôi bò, nuôi dê, thâm canh lúa …) và có thể đầu tư theo nhóm, có cơ chế chịu trách nhiệm của ban ngành xã, thôn, trưởng nhóm sở thích đối với vốn dự án đầu tư cho mô hình.
2.4. Về việc đào tạo cán bộ cấp xã, thôn bản.
- Nội dung các khóa đào tạo của DA giảm nghèo trong thời gian qua là rất bổ ích nhưn cần phải tổ chức sớm ngay từ nâm đầu trước khi khởi động hoạt đọng các hợp phần của DA thì hiệu quả cao hơn nhiều
- Tài liệu các khóa đào tạo đã đáp ứng được với nội dung nhiều hình ảnh minh họa nhưng cần đơn giản, ngắn gọn hơn nữa.
- Đối với công tác đào tạo tăng cường năng lực sử dụng nguồn vốn DFID nên phân cấp cho BQLDA tỉnh và các trung tâm đào tạo chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh biên soạn tài liệu trên cơ sở nội dung khung kế hoạch đào tạo thì chất lượng tài liệu sẽ phù hợp hơn cho đặc thù từng tỉnh, từng dân tộc, kể cả câu chữ, từ ngữ…
- Thời gian học và thực hành qua đánh giá của học vien la còn ngắn so với nội dung tài liệu, kể cả lý thuyết và thực hành, nhưng cũng không nên kéo dài quá 7 ngày/khóa.
- Việc bố trí địa điểm trong những năm qua là rất linh hoạt tạo được quá trình giao lưu học tập kinh nghiệm của các xã, Huyện trong vùng dự án như giao ban quý thưo cum, tập huấn theo cụm luân chuyển… - Không nên bố trí học viên 1 lớp quá đông trên 50 người, làm ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo cũng như phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi hiện nay, cũng như việc tổ chức hướng dẫn thực hành củ học viên. Bình quân 1 lớp của Sơn La là 56, với phương pháp đào tạo tích cực hiện nay chỉ nên để số lượng học viên không quá 40 người với 2 giảng viên thì kết quả đào tạo còn cao hơn nhiều.
2.5. Quản lý dự án.
- Sớm ổn định công tác tổ chức bộ máy quản lý dự án các cấp.
- Các hoạt đọng đào tạo tăng cường năng lực triển khai sớm một bước trước khi dự án thực sự đi vào hoạt động.
- Hạn chế thuyên chuyển cán bộ dự án, tổ chức làm việc theo nhóm cho mỗi phần công việc (1 người chịu trách nhiệm chính và có một số người khác cùng làm) nếu thực hiện được điều này sẽ tránh được tình trạng thiếu người có kinh nghiệm thực hiện những phần việc đó khi phụ trách chính thuyên chuyển.
- Tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi hoạt động. - Có chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ hợp đồng của dự án sau
KẾT LUẬN
Mười lăm tuần thực tập tại Phòng Tài chính-Kế hoạch Huyện Mai Sơn- Sơn La là một khoảng thời gian vô cùng quý báu với một sinh viên năm cuối như tôi. Dự án giảm nghèo Sơn La đã đi vào giai đoạn cuối.Các công việc còn lại chỉ mang tính chất hoàn thiện và tổng kết lại toàn bộ dự án.Có thể nói, dự án đã mang lại những giá trị rất tích cực về công tác xóa đói giảm nghèo, đem lại cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất cũng như tinh thần của người dân tỉnh Sơn La; Đồng thời góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội, phát triển kinh tế bền vững trong địa bàn tỉnh.Đề tài “Đánh giá
tổng kết dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La giai đoạn 2002-2007. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án” đã phần nào đáp ứng được những
mục tiêu mà tôi đã đề ra khi lựa chọn đề tài này. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề mà đề tài vẫn chưa giải quyết được thoả đáng, đặc biệt là chưa đưa ra được những chỉ số cụ thể về nghèo đói của toàn Tỉnh Sơn La khi dự án kết thúc; Chưa đánh giá, liên hệ được những ảnh hưởng của các dự án khác đến công cuộc xoá đói giảm nghèo của Tỉnh. Tôi hi vọng rằng trong thời gian tới, tôi có thể tìm hiểu thêm được nhiều điều để đề tài được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...1 Cụ thể ... 54 Xử lý khắc phục sai phạm ... 55 Giáo dục ... 56 Bài học về lựa chọn dự án ... 59
1. Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, khoa Kế hoạch&Phát triển, NXB Thống kê, năm 2002.
2. Giáo trình kinh tế phát triển, khoa Kế hoạch và phát triển, NXB Thống kê, năm 1999
3. Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn-NXB Thống kê, năm 2002
4. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
5. Giáo trình kinh tế công cộng, Khoa Kế hoạch và phát triển, NXB Thống kê, năm 2002
6. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 tỉnh Sơn La
7. Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005-2010
8. Quy hoạch tổng thể tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010
9. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khoá XVI của UBND Tỉnh
10.Niên giám thống kê tỉnh Sơn La.
11.Báo cáo sơ bộ Dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La.
12.Báo cáo sơ bộ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc. 13.Các Website của tỉnh Sơn La và của dự án giảm nghèo các
tỉnh miền núi phía Bắc.