II. Phương hướng và biện pháp nhằm quản lý chi phí sản xuất và hạ giá
2. Một số biện pháp quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Chất lượng, giá thành và thời gian giao hàng là ba nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Giá thành thấp không có nghĩa là chất lượng cũng thấp, thực tiễn đã chứng minh, vấn đề chất lượng, giá thành luôn có cùng nguồn gốc, đó là phương thức quản lý. Do vậy, cải tiến phương thức quản lý sản xuất là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành sản phẩm.
Là sinh viên thực tập tại Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130, em xin mạnh dạn đưa ra một số vài ý kiến nhỏ hy vọng góp phần hoàn thiện hơn công tác hoạt động quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp.
2.1. Quản lý khoản mục chi phí NVL.
Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm, nên việc tiết kiệm chi phí NVL phải được coi trọng hàng đầu. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là cắt xén bớt lượng NVL theo định mức, mà theo quan điểm là giảm hao hụt trong bảo quản, sản xuất, giảm chi phí vận chuyển và nắm chắc giá thị trường để đối chứng, kiểm tra hoá đơn mua về do nhân viên cung ứng mua về. 0 5000000 10000000 15000000 20000000 Chi phí NVLTT CPNCTT CPSXC CPQLDN Giá thành Năm 2002 2003 2004
Luận văn tốt nghiệp Trần Anh Tuấn
Trước đây, do trong nước chưa sản xuất được NVL Inox mà Xí nghiệp cần, nên xí nghiệp rất bị động trong việc mua NVL, điều này làm cho kế hoạch mua NVL gặp rất nhiều khó khăn, giá cả NVL lên xuống thất thường. Vì vậy để chủ động trong việc cung ứng NVL, xí nghiệp đã phải lập kế hoạch mua và dự trữ NVL một lượng khá lớn, điều này đã làm cho giá thành về NVL tăng lên đáng kể, mặt khác do dự trữ NVL lớn nên hệ số quay vòng vốn thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa tối.
Để khắc phục vấn đề này, Xí nghiệp nên có kế hoạch mua NVL từ nhà máy sản xuất NVL Inox trong nước, nhằm chủ động về NVL, giảm dự trữ NVL, từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và nhất là đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Xí nghiệp cũng cần xây dựng quy chế thưởng rõ ràng cho cán bộ công nhân viên nào tìm được nguồn cung cấp NVL với chất lượng cao, giá thấp, đồng thời cần lập mức thưởng cho các phân xưởng có ý thức tiết kiệm, bảo quản vật tư (tỷ lệ thưởng cho cán bộ công nhân viên, phân xưởng là 70% - 80% giá trị tiết kiệm được).
Theo phân tích ở trên, chi phí NVL chiếm tỷ trọng từ 65% đến 97% trong giá thành, mặt khác với giá thành các sản phẩm của Xí nghiệp từ 1.500.000đ đến 26.800.000đ. Như vậy, nếu Xí nghiệp tiết kiệm ít nhất được 2% chi phí NVL thì sản phẩm của xí nghiệp sẽ có thể giảm được giá thành từ 19.500 đồng (0,02 x 0,65. 15.000.000 = 195.000đ) đến 519.920 đồng (0,02 x 0,97 x 26.800.000 = 519.920 đồng). Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn giảm được lượng vốn do NVL dự trữ, chi phí dự trữ, chi phí vận chuyển từ vật liệu về kho và từ kho đến nơi sản xuất…
.2.2. Quản lý khoản mục chi phí nhân công.
Trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, hình thức trả lương theo thời gian không còn phù hợp nữa. Những năm gần đây, Xí nghiệp cũng đã áp dụng hình thức khoán sản phẩm. Đây là một hình thức quản lý hợp lý, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn và hạ giá thành sản phẩm. Nhưng do mới áp dụng nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Để quản lý tốt chi phí nhân công, Xí nghiệp cần quan tâm những vấn đề sau - Không để xảy ra tình trạng “khoán trắng” mà cần phải tham gia giám sát, kiểm tra nhằm loại bỏ được những bất lợi như công nhân làm không đúng thiết kế, làm để lấy số lượng.
- Cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, đối với những phân xưởng hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất của mình, tiết kiệm được chi phí NVL, đảm bảo an toàn lao động, sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào thì mức thưởng có thể lên đến 70 – 80% giá trị tiết kiệm được, mặt khác Xí nghiệp cũng cần có hình thức phạt kịp thời đối với những công nhân, phân xưởng làm lãng phí NVL, không hoàn thành kế hoạch sản xuất, không bảo đảm an toàn lao động, sử dụng không hợp lý các yếu tố đầu vào, tỷ lệ phạt có thể lên đến 200 – 250% giá trị lãng phí.
Nếu xí nghiệp áp dụng chế độ khen thưởng trên, lợi ích mà nó mang lại là rất lớn, không những Xí nghiệp tiết kiệm được chi phí mà cán bộ công nhân viên cũng thu được một khoản tiền đáng kể, từ đó nâng được thu nhập của người công nhân, khuyến khích mọi người tìm kiếm giải pháp để tiết kiệm, mặt khác với chế độ phạt nghiêm minh sẽ gíp cho công nhân chú ý đến công việc, không cố tình bớt xén NVL.
Với giả thiết là Xí nghiệp tiết kiệm được 2% chi phí NVL hay tiết kiệm được từ 195.000 đồng đến 519.920 đồng thì những công nhân hay bộ phận tiết kiệm được NVL đó sẽ được hưởng ít nhất từ 136.500 (70% x 195.000) đến 363.944 đồng (363944 = 70% x 519.920)
Còn Xí nghiệp thu được từ 585000 đồng (585000 = 30% x 195000) đến 155.976 đồng (155976 = 30% x 519.920)
Đây là một khoản tiền đáng kể trên một đơn vị sản phẩm mà Xí nghiệp và công nhân viên có được từ chế độ và ý thức tiết kiệm của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.
.2.3. Khuyến khích sáng kiến, áp dụng khoa học kỹ thuật.
Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại. Điều này làm thay đổi các điều kiện sản xuất, tạo điều kiện cho việc sử
Luận văn tốt nghiệp Trần Anh Tuấn
dụng NVL ngày càng tiết kiệm hơn, sử dụng NVL mới, tiết kiệm lực lượng lao động vào sản xuất…
Trong xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, Xí nghiệp đứng trước một đòi hỏi bức thiết phải dần dần hiện đại hoá máy móc thiết bị.Điều này dường như quá tầm đối với Xí nghiệp, bởi hiện tại Xí nghiệp mới đi vào hoạt động được 9 năm, mặt khác xí nghiệp lại chịu sự chi phối về vốn bởi Cục Quân y và Công ty Trang Thiết bị Y tế Quân đội. Vì vậy còn đường khả thi nhất là khuyến khích sáng kiến.
Trong những năm qua, Xí nghiệp cũng đã chú trọng đến khuyến khích công nhân viên đưa ra những sáng kiến, làm lợi cho Xí nghiệp, nhưng việc đãi ngộ cho người đưa ra sáng kiến chưa hấp dẫn, chưa thúc đẩy mọi người tích cực tham gia. Vì vậy, vấn đề hiện nay của Xí nghiệp là lập ra một cơ chế khen thưởng kịp thời cho người công nhân có sáng kiến như được hưởng phần trăm trong đơn giá mà sản phẩm sử dụng sáng kiến đó, hay được nâng bậc tay nghề trước thời hạn…
Kết luận
Vấn đề quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như thế nào cho tối ưu là một vấn đề không đơn giản. Đặc biệt là đối với sản phẩm mang tính kỹ thuật. Nhưng do tính chất vô cùng quan trọng của việc hạ giá thành sản phẩm nên phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng đã thực sự giúp em rất nhiều trong công việc củng cố kiến thức đã học và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế. Qua đó em càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay .
Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Thạc sỹ Đỗ Quốc Bình, sự giúp đỡ của lãnh đạo xí nghiệp đặc biệt là Phòng Kế hoạch Điều động và Ban Tài chính, trên cơ sở những số liệu thu thập được, kết hợp với kiến thức đã học, em đã hoàn thành luận văn này.
Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng vì điều kiện còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi sai sót trong nhận thức về chi phí và giá thành. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo thạc sỹ Đỗ Quốc Bình, Ban lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ CNV tại Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 Bộ Quốc phòng để em hoàn thành luận văn này .
Luận văn tốt nghiệp Trần Anh Tuấn
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khoa Quản lý doanh nghiệp – Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh, 2004
2. Giáo trình kế hoạch hóa hoạt động của doanh nghiệp
Khoa Quản lý doanh nghiệp – Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh, 2002
3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Khoa tài chính kế toán – Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh, 1999
4. Tổ chức và Quản lý sản xuất
Viện nghiên cứu và Đào tạo về quản lý, 2004
Mục lục
Lời nói đầu... 1
Chương I : Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp thiết bị y tế 130 – Bộ Quốc phòng ... 2
I. Những đặc điểm cơ bản của Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 ... 2
1. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 ... 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 ... 2
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các sản phẩm chính của Xí nghiệp... 3
2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Xí nghiệp... 4
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất:... 4
2.2. Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban... 5
* Giám đốc:... 5
Do Cục trưởng Cục Quân y bổ nhiệm ,là người đại diện cho Xí nghiệp chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, trực tiếp điều hành các mặt công tác sau:... 5
2.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm chính và kiểm soát chất lượng:. 6 3. Các nguồn lực của Xí nghiệp ... 8
3.1. Cơ cấu vốn ... 8
3.2. Cơ cấu nhân lực ... 10
4 Tình hình quản lý và sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ... 12
4.1. Quản lý chất lượng... 12
4.2. Hệ thống kế hoạch sản xuất ... 14
4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm ... 15
4.4. Thị trường của Xí nghiệp ... 16
4.5. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp .. 17
II. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Xí nghiệp... 17
1. Yêu cầu quản lý và lập kế hoạch chi phí sản xuất – kinh doanh của Xí nghiệp... 17
2. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính ở Xí nghiệp... 18
3. Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp 130. ... 20
Chương II : Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm chính ở xí nghiệp thiết bị y tế 130. ...28
I. Tầm quan trọng của quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính tại Xí nghiệp 130... 28
II. Phương hướng và biện pháp nhằm quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130... 29
1. Những tồn tại ... 29
2. Một số biện pháp quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm. ... 30
Luận văn tốt nghiệp Trần Anh Tuấn http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Đề cương
Đề tài : “Phương hướng và biện pháp quản lý chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm ở xí nghiệp thiết bị y tế 130 – Bộ Quốc phòng”
Lời nói đầu
Chương I : Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp thiết bị y tế 130 – Bộ quốc phòng.
I. Những đặc điểm cơ bản của Xí nghiệp thiết bị y tế 130.
1. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp thiết bị y tế 130. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp thiết bị y tế 130
1.2. Chức năng nhiệm vụ của các sản phẩm chính : (Giường, tủ các loại, sửa chữa máy siêu âm,…)
* Chức năng, nhiệm vụ * Các sản phẩm chính.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp 2.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý và sản xuất
2.2. Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban
2.3. Sơ đồ CN sản xuất sản phẩm chính và kiểm soát chất lượng 3. Các nguồn lực của xí nghiệp
3.1. Cơ cấu vốn của xí nghiệp qua 3 năm 2002, 2003, 2004 3.2. Cơ cấu nhân lực
4. Tình hình quản lý và sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 4.1. Hệ thống ké hoặc (sắp xếp lại sơ đồ)
4.2. Thị trường của xí nghiệp 4.3. Quản lý chất lượng
4.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm
Luận văn tốt nghiệp Trần Anh Tuấn
2.1. Yêu cầu quản lý và lập kế hoạch chi phí sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp.
2.2. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính ở xí nghiệp.
2.3. Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp 130.
\
Chương II : Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm chính ở xí nghiệp thiết bị y tế 130.
I. Tầm quan trọng của quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính tại xí nghiệp 130.
II. Phương hướng và biện pháp nhằm quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở xí nghiệp thiết bị y tế 130.
2.1. Những tồn tại
2.2. Một số biện pháp quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Kết luận